So sánh đĩa than và đĩa cd

Theo cùng với sự phát triển của công nghệ, những dịch vụ như Sportify hay Apple Music đang ngày một thống trị thị trường âm nhạc và tạo ra sự tiện lợi cho giới audiophile khi họ chỉ cần đơn giản là tải bài hát về máy.

Tuy nhiên trong năm 2018, doanh số thu được từ các dịch vụ tải nhạc đã bất ngờ thấp hơn so với đĩa CD và đĩa than - những phương tiện nghe nhạc tưởng như đã lỗi thời.

Nhiều người mua đĩa nhạc CD và đĩa than

So sánh đĩa than và đĩa cd

Một máy nghe nhạc bằng đĩa than cổ điển.

Theo Hiệp hội Hiệp hội Thu âm Hoa Kỳ (RIAA), tổng số doanh thu từ lượt tải về trên các dịch vụ nghe nhạc - với người dẫn đầu là iTunes, đã giảm xấp xỉ 30% trong năm 2018, xuống chỉ còn hơn 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, doanh thu từ việc tải về các album cũng giảm khoảng 25%.

Trong khi đó, doanh số của các phương tiện tưởng như đã "tuyệt chủng" như đĩa CD, đĩa than (vinyl) theo báo cáo của RIAA, vẫn duy trì con số 1,15 tỷ USD, qua đó chính thức vượt qua các dịch vụ nghe nhạc điện tử. Riêng doanh số từ đĩa than, theo RIAA, đã lên tới 420 triệu USD.

Một phép so sánh khác cho thấy sự sụt giảm của các dịch vụ âm nhạc kỹ thuật số, đó là chúng từng chiếm 40% doanh thu của ngành công nghiệp âm thanh trong năm 2013. Tuy nhiên vào năm ngoái, con số này chỉ rơi vào xấp xỉ 11%.

Dịch vụ stream vẫn thống trị

So sánh đĩa than và đĩa cd

Dẫu vậy, cả hai loại hình nghe nhạc trên đều đang trên đà suy thoái, và bị thay thế bởi các dịch vụ stream.

Ngay cả doanh thu từ đĩa than và đĩa CD dù cao hơn các dịch vụ tải nhạc, song vẫn giảm hơn 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ riêng doanh số từ đĩa CD đã giảm 34%, xuống chỉ còn 698 triệu USD. Đây là lần đầu tiên doanh số từ đĩa CD xuống thấp hơn 1 tỷ USD, kể từ 1986.

Ở chiều ngược lại, doanh thu từ các dịch vụ stream tăng trưởng đều đặn 30% trong năm ngoái, đạt 7,4 tỷ USD, chiếm 75% doanh thu toàn ngành trong năm 2018.

Cũng vào năm ngoái, số người đăng ký theo dõi nhạc stream trên các dịch vụ trực tuyến tăng 42% so với năm 2017, và lần đầu chạm ngưỡng 50 triệu. Sự thành công của mô hình tream nhạc cũng khiến Apple đang dần chuyển đổi toàn bộ nền tảng iTunes của họ.

Khi đĩa CD được giới thiệu vào đầu thập niên 80, nhiều người đã lựa chọn đầu CD của Philips, vốn được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, chất lượng các bản thu trên CD không tốt, dẫn đến việc chất âm thiếu đi sự chi tiết, thô, chói và khó nghe. Ở thời điểm đó, nhiều người tin rằng câu khẩu hiệu “Âm thanh hoàn hảo vĩnh viễn” của Sony sẽ không bao giờ trở thành sự thật.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Thế nhưng qua nhiều năm, khoảng cách giữa đĩa than và nhạc số ngày càng thu hẹp dần. Các đầu CD mới với DAC tích hợp và đầu ra analog sở hữu chất lượng ngày càng cao. Quá trình chuyển đổi từ analog sang digital (ADC) cũng được hoàn thiện dần, giúp các bản thu nhạc số ngày càng hay hơn. Giờ đây, sau hơn 3 thập kỷ từ ngày digital xuất hiện, CD đã mang chất âm cực kỳ hay, bất chấp việc tín đồ của đĩa than vẫn cho rằng đĩa than nghe hay hơn nhạc số.

Đĩa than nhận được sự ưu ái này không phải vì sở hữu chất âm trung thực hơn, mà có khả năng vì quá trình tái tạo âm thanh từ đĩa than đã tạo ra những hài âm dễ chịu hơn. Dưới đây là phổ của mâm đĩa than Pro-Ject RPM 9 với test tone 1kHz.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Nếu chú ý kỹ thì sẽ thấy ở đây có một lượng lớn méo hài bậc hai tại dải 2kHz. Quan niệm thông thường cho rằng méo hài bậc hai có chất âm khá dễ chịu. Chúng thêm vào độ ấm áp cũng như góp phần hình thành nên âm hình. Các hài âm khác trong phổ này thấp hơn và ít quan trọng bằng.

Còn dưới đây là phổ của đầu Blu-ray Panasonic DP-UB9000 UHD:

So sánh đĩa than và đĩa cd

Có thể thấy không một hài âm nào xuất hiện một cách rõ rệt. Sự hiện diện của méo hài bậc hai trên đĩa than chính là yếu tố quan trọng để phân biệt giữa đĩa than và nhạc số. Đó cũng là lý do vì sao đĩa than thường được cho là có chất âm hay.

Như vậy, theo ý kiến cá nhân của người viết bài, ở thời điểm hiện nay, những định dạng nhạc số cao cấp nhất cũng sẽ ngang bằng với những đĩa than có chất lượng tốt nhất. Nói vậy không có nghĩa là chúng sẽ nghe giống nhau, nhưng cả hai đều nghe rất hay. Do đó, người dùng nên suy nghĩ trước khi đưa ra lựa chọn hoặc tốt nhất là chọn cả hai.

Giữa đĩa vinyl (LP, đĩa than) và nhạc số, tùy chọn nào sẽ là tốt nhất? Đây là câu hỏi đã được đặt ra và gây không biết bao nhiêu tranh cãi trong giới audiophile nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Điều này là vì cả 2 định dạng này đều có những lợi thế và yếu điểm riêng, cũng như còn phụ thuộc vào sở thích nghe, các tùy chọn riêng hay cách nghe nhạc của mỗi người. Là người dùng cả 2 hình thức trong một thời gian dài, mình có một số nhận định sau đây nên viết bài dài để mọi người tham khảo, bài dài nên mình chia ra 2 kỳ. Chúng ta đi từ từ để nắm rõ nhé.

Vinyl là gì?

Vinyl là đĩa nhựa. Một trong những phiên bản đầu tiên của định dạng vinyl xuất hiện từ năm 1888 khi chiếc máy gramophone của Emile Berliner ra đời. Chiếc máy gramophone được sáng chế lấy cảm hứng từ chiếc phonograph của Thomas Edison và phonautograph của Edouard-Leon Scott. Máy phonograph sử dụng các xy lanh vỏ sáp để thu âm lẫn phát âm, trong khi máy phonautograph thì thu âm lên các đĩa giấy.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Máy gramophone khác biệt ở chỗ nó sử dụng những chiếc đĩa 5 inch được đúc từ kẽm hoặc cao su lưu hóa, đồng thời cũng phải được xoay bằng tay mới có thể phát ra âm thanh. Berliner đăng ký bản quyền thêm một số định dạng đĩa chơi bằng máy gramophone với các kích thước khác nhau gồm đĩa 7 inch (1894), đĩa 10 inch (1901) và đĩa 12 inch shellac (1903) có thời lượng phát khoảng 3-4 phút, quay với tốc độ 78RPM. Chuẩn đĩa này dần dần được gọi tắt là “đĩa 78 vòng”.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Đĩa 78 vòng được ưa chuộng cho đến năm 1950 trước khi 2 định dạng khác được ra mắt là đĩa 12 inch 33 1/3 RPM (đĩa LP - Long Play, do Columbia Records phát triển) có tổng thời lượng nghe 44 phút, và đĩa 7 inch 45 RPM (đĩa EP – Extended Play, do RCA Victor phát triển) với thời lượng nghe từ 4-6 phút mỗi mặt, thường được sử dụng để thu các Single. Cả 2 định dạng này vẫn tồn tại đến ngày nay.

Sự trở lại của vinyl

Đĩa vinyl bắt đầu kém được ưa chuộng hơn trong những năm 70 tuy nhiên nó chưa bao giờ hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, đĩa vinyl trở thành một định dạng hướng trực tiếp tới người chơi audiophile và dân sưu tập nhạc. Theo 1 bản báo cáo năm 2017, doanh số vinyl đã tăng 9% trong 12 năm liền và đạt mốc hơn 14,3 triệu đĩa được bán ra. Báo cáo năm 2020 của RIAA cũng xác nhận rằng doanh số vinyl đã vượt qua đĩa CD lần đầu tiên kể từ năm 1984. Lợi nhuận từ vinyl tăng 3,6% trong khi đó lợi nhuận của CD mất đi tới 47,6%.

Đĩa vinyl được tạo ra như thế nào

Để có thể hiểu rõ cách làm việc của vinyl, bạn cần biết cách mà chúng được tạo ra. Bản thu vinyl được tạo ra bằng cách tối ưu hóa các file nhạc kỹ thuật số. Các kỹ sư âm thanh làm điều này trong studio để đảm bảo chất lượng âm thanh cao nhất. Sau đó file âm thanh kỹ thuật số được đưa vào máy cắt và sử dụng đầu cắt bằng ruby hoặc sapphire để cắt thành các rãnh âm, tạo thành chiếc đĩa master.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Đĩa master sẽ được phủ 1 lớp bạc và nhúng vào bể phân cực để mạ thành 1 lớp kẽm phía trên sau đó được bóc ra khỏi mặt đĩa master. Lớp thiếc này là mặt âm (ngược) của đĩa master, còn gọi là stamper. Quy trình này sẽ được thực hiện cho cả 2 mặt đĩa.

Stamper hoàn chỉnh được đưa đến nhà máy dập đĩa và gắn vào đầu dập thủy lực. Dây chuyền sản xuất sẽ dập các viên nhựa PVC bằng 2 mặt stamper đã được đốt nóng lên khoảng 150 độ C. Những chiếc đĩa nhựa mới được dập xong được ngâm nước lạnh để nguội và cứng lại. Tiếp theo là quy trình kiểm tra cả hình thức lẫn chất lượng âm thanh của đĩa nhằm phát hiện những sản phẩm bị lỗi hoặc chưa hoàn chỉnh.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Khi nghe, đĩa vinyl sẽ được đặt lên turntable và ta đặt kim (thường có đầu bằng kim cương) lên phần rãnh âm ở rìa đĩa. Khi đĩa xoay, kim stylus sẽ bắt đầu dò và dao động theo cấu trúc của rãnh âm để tạo ra các rung động của dạng sóng. Các rung động này đi qua cartridge ở đầu tonearm và được chuyển đổi thành tín hiệu điện đưa đến amplifier rồi phát ra loa, trở thành tiếng nhạc mà chúng ta nghe được.

Nhạc số là gì?

So sánh đĩa than và đĩa cd

Khi thu âm kỹ thuật số, sóng âm được chuyển đổi thành một chuỗi các con số nhị phân có thể được đọc bằng phần mềm của máy nghe nhạc, máy tính hay thiết bị âm thanh chuyên dụng. Hiện nay âm thanh kỹ thuật số có thể được phân loại thành 3 định dạng: CD và Streaming và file.

CD

Trong những năm 70, có rất nhiều hãng âm thanh bắt tay vào nghiên cứu quy trình thu âm quang học kỹ thuật số tuy nhiên chính Sony và Philips đã cho ra mắt những phiên bản sớm nhất của chiếc đĩa CD. Sony giới thiệu mẫu đĩa CD đầu tiên tại hội chợ âm thanh Audio Fair năm 1977, và sau đó đến phiên Philips trình làng chiếc đĩa CD của mình vào năm 1979, kèm theo đó còn là sự xuất hiện của chiếc máy nghe đĩa CD.

Đến những năm 80, Sony và Philips chung tay sản xuất một phiên bản đĩa CD thương mại. Bắt đầu từ đây, người dùng ngày càng ưa chuộng đĩa CD và xem nó như một tùy chọn thay thế tốt hơn so với vinyl hay băng cassette vì:

  • Nhỏ gọn, nhẹ hơn và dễ mang theo
  • Bền hơn
  • Cho phép lưu trữ tối đa đến 80 phút dữ liệu
  • Cho phép người nghe skip đến bài hát mình thích mà không phải nghe từ đầu đĩa

CD làm việc như thế nào?

Đĩa CD có cấu tạo gồm 1 lớp nhựa arcrylic (lớp trên), 1 lớp nhôm mỏng phản chiếu (lớp giữa) và 1 lớp nhựa polycarbonate (lớp dưới). Khi thu âm kỹ thuật số, các kỹ sư sử dụng thiết bị ADC (Analog-to-Digital Converter) chuyển đổi sóng âm analog thành số nhị phân để lưu trữ và đọc từ đĩa CD. Phương pháp này gọi là sampling.

Quá trình sampling sẽ mô phỏng dạng sóng âm ban đầu bằng cách ghi nhớ các thông tin về nó theo từng khoảng thời gian khác nhau, được thực hiện theo mức tiêu chuẩn 44.1 kHz, hay còn có thể hiểu là 44.100 sample mỗi giây, từ đó giúp mô phỏng dạng sóng âm ban đầu với độ chính xác rất cao. Không như các rãnh âm trên đĩa vinyl, đĩa CD không có các “rãnh âm” được cắt xuống mặt đĩa mà thay vào đó là các chuỗi “lồi” và “lõm” được “đốt” lên lớp nhôm phản chiếu bằng tia laser. Phần “lõm” là phần đã bị đốt còn phần “lồi” là bề mặt còn nguyên vẹn.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Cứ mỗi lần thay đổi từ “lõm” sang “lồi” sẽ được dịch thành “1” trong mã nhị phân, còn những chuỗi dài không đổi thì sẽ được dịch thành “0”. Tương tự như vinyl sử dụng kim stylus hay cassette dùng đầu từ để đọc thông tin âm thanh, đĩa CD sử dụng ánh sáng để chuyển đổi các chuỗi “lồi” và “lõm” thành tín hiệu âm thanh. Điều này có nghĩa là đĩa CD và mắt đọc CD không cần phải tiếp xúc trực tiếp khi sử dụng, giữ được độ bền lâu dài cho đĩa CD.

Streaming

Ý tưởng streaming và tải về qua mạng được nhen nhóm từ khoảng năm 1999 với sự ra đời của Napster. Napster là hình thức chia sẻ P2P (peer-to-peer) cho phép người dùng tải lên hoặc tải về các file nhạc số một cách tự do, có hơn 80 triệu người dùng ở thời điểm đỉnh cao của nó. Napster tuy nhiên cũng làm ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của thị trường nhạc vì thế vào khoảng năm 2001 nó bị buộc phải ngưng hoạt động do dính vào nhiều vụ kiện cáo.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Napster cũng chính là tiền thân của những mô hình chia sẻ P2P khác (đa số là bất hợp pháp) như LimeWire, PirateBay và BitTorrent. Ý tưởng cho ra đời dịch vụ stream nhạc chính là để kết thúc văn hóa “chia sẻ miễn phí” vốn được châm ngòi từ giao thức P2P.

Các dịch vụ stream nhạc nổi tiếng hiện nay gồm có Pandora, SoundCloud, Spotify, Amazon Music, Qobuz, Deezer, Apple Music, Tidal và Youtube Music với lượng khách hàng vô cùng đông đảo.

Streaming làm việc như thế nào?

Không như hồi trước phải tải nhạc về bộ nhớ máy qua mô hình chia sẻ P2P, dịch vụ streaming cho phép người dùng stream nhạc số qua mạng để nghe trên thiết bị của mình từ server chính thức. Dữ liệu nhạc số khi streaming sẽ được thiết bị DAC (Digital-to-Analog Converter) giải mã thành âm nhạc để chúng ta thưởng thức.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Về chất lượng âm thanh, các dịch vụ streaming thường cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn phù hợp với mức chi phí cũng như nhu cầu nghe nhạc. Apple Music và Spotify cho phép stream nhạc với chất lượng tối đa 256kbps và 320kbps, và gần đây Spotify cũng đánh tiếng giới thiệu dịch vụ nhạc chất lượng cao của mình sẽ được ra mắt trong tương lai gần, sánh vai cùng Tidal, Deezer và Qobuz. Tidal còn cung cấp cả dịch vụ Tidal Masters sử dụng định dạng MQA. Công nghệ này giúp các kỹ sư chuyển đổi bản thu gốc chất lượng cao sang nhạc số để stream qua mạng mà không bị giảm chất lượng âm thanh.

File nhạc số chất lượng cao.

Trước khi có các dịch vụ streaming chất lượng cao như Tidal và Quobuz ra đời, hẳn anh em chơi tai nghe hay chơi loa đều có 1 kho nhạc vài trăm GB đến vài TB toàn nhạc lossless, 24bit/192khz hoặc DSD.

Đây là các định dạng cao nhất của nhạc số, tuy nhiên hãy nhớ là chúng chỉ tốt khi bạn có file authentic, nghĩa là mua từ các nguồn đảm bảo, ví dụ HDTracks. Âm thanh của các file này tốt, độ tin cậy cao nhưng chúng chiếm dung lượng nhiều, quản lý theo folder khá mệt mỏi, cồng kềnh.

Vinyl và nhạc số: Định dạng nào nghe hay hơn?

Có rất nhiều tranh cãi được đặt ra cho so sánh này và đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên dù hầu hết các khía cạnh của âm nhạc đều là chủ quan và dựa theo sở thích riêng của từng người nhưng vẫn có một số tiêu điểm mà chúng ta không thể chối cãi được:

Phương pháp master và sản xuất

Cách phối ghép âm thanh của vinyl và nhạc số rất khác biệt nhau và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất âm của chúng. Đầu tiên là dynamic range của vinyl và nhạc số vô cùng khác biệt, với vinyl là 55-70dB còn nhạc số có thể lên đến tối đa 90-96dB.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Mức dynamic range thấp của vinyl nghĩa là nó sẽ chỉ có mức âm lượng hạn chế khi thu âm. Những âm thanh quá lớn có thể khiến kim stylus của turntable dao động thất thường và gây hư hại cho bề mặt đĩa vinyl vốn đã rất mỏng manh. Vì thế đĩa vinyl luôn được thu với âm lượng nhỏ hơn bình thường. Trái lại nhạc số có dynamic range cao cho phép track nhạc được thu với âm lượng lớn hơn, và vì thế nghe “đã tai” hơn. Đó là lý do vì sao người dùng trong những năm 90 bị ấn tượng rằng âm lượng lớn hơn là “hay hơn”. Các nhà sản xuất cũng cố gắng mix track nhạc với âm lượng lớn để nổi bật hơn.

Điều này tạo ra cuộc chiến “Loudness War” trong những năm 90. Album (What’s the Story) Morning Glory? (1995) của Oasis thường được lấy ra làm ví dụ cho thời kỳ Loudness War vì nó được nén dynamic range rất nhiều trong cả album. Thật ra thì kỹ thuật tăng âm lượng cho track nhạc đã được áp dụng rất sớm từ khoảng những năm 40 với đĩa single vinyl 7-inch. Kỹ thuật này chỉ bắt đầu lan rộng trong những năm 90 khi CD và các công cụ thu âm kỹ thuật số cho phép chỉnh sửa nhạc dễ dàng hơn trước.

Dynamic range và nén dynamic range

Trong những năm 90, một công cụ mà các nhà sản xuất sử dụng nhiều nhất để tăng âm lượng cho track nhạc chính là kỹ thuật nén dynamic. Kỹ thuật này cho phép ta giảm âm lượng ở phần track nhạc bị quá to và tăng thêm âm lượng ở phần track bị nhỏ. Nó làm giảm đáng kể dynamic range bằng cách giảm sự khác biệt giữa các phần có âm lượng lớn nhất và nhỏ nhất của bài nhạc.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Hình trên là dynamic range của bản remaster năm 2005 bài Super Trouper của ABBA. Phiên bản LP 1980 có dạng sóng dàn trải hơn với các ngưỡng và đường thoải có thể thấy rõ ràng, cũng chính là dynamic range của track nhạc. Ở phiên bản remaster 2005 thì mỗi lớp của track đã được đẩy lên đến gần giới hạn tối đa, làm giảm các khác biệt trong dynamic range của track nhạc đến mức trông như một bức tường đều nhau.

Thêm một vấn đề khác là khi amplifier khuếch đại tín hiệu quá lớn sẽ gây ra clipping và càng làm giảm hơn nữa dynamic range, khiến track nhạc bị “flat” và mất đi chiều sâu cũng như sự trong trẻo mạch lạc. Một track bị “flat” dù có âm lượng lớn đến đâu cũng nghe không hay chút nào.

Tần số đáp ứng

Tần số đáp ứng là khả năng tái tạo lại các dải âm một cách chính xác nhất của thiết bị được zsử dụng. Lý tưởng nhất thì chúng ta sẽ muốn có tần số đáp ứng dạng “flat”, nghĩa là tín hiệu âm thanh sẽ được giữ nguyên không đổi khi đi qua thiết bị. Tuy nhiên tín hiệu kỹ thuật số có thể bị ảnh hưởng bởi các tính chất về cơ học và điện học của loa hay tai nghe, và cũng ảnh hưởng đến tần số đáp ứng. Đây là lý do mà chúng ta thường thấy ghi chú “+/- 6” hoặc +/- 3” trên thông số tần số đáp ứng được nêu ra của thiết bị, nghĩa là khoảng dao động đối với mức tần số đáp ứng được giới thiệu của thiết bị.

Một vấn đề khác là hiện tượng Aliasing. Turntable có tần số đáp ứng chỉ trong khoảng 20Hz-20kHz phù hợp với phạm vi nghe của tai người, nhưng hệ thống âm thanh kỹ thuật số thì có thể đạt mức thấp nhất 0Hz và mức cao nhất giới hạn theo sample rate (hay còn gọi là tần số Nyquist). Nếu giới hạn Nyquist không được đáp ứng và tần số vượt quá mức sample rate thì sẽ gây ra méo tiếng.

Ở câu hỏi này, vinyl và nhạc số hòa nhau. Nếu nhạc số bị hạn chế ở giới hạn Nyquist thì vinyl lại bị giới hạn ở tần số đáp ứng của chiếc turntable, nhất là ở các âm thanh tần số thấp. Hiện tượng Aliasing trong âm thanh kỹ thuật số cũng có thể được giải quyết bằng cách sử dụng filter Anti-Aliasing, trong khi đó ta không thể làm gì khác với giới hạn của chiếc turntable khi nghe vinyl, chúng ta chỉ biết trông mong vào mạch phonostage đủ tốt và hy vọng nhà sản xuất đĩa master bản thu một cách có tâm, và có tầm.

Một số vấn đề vật lý của đĩa vinyl

Vinyl chịu ảnh hưởng nhiễu bề mặt do bụi bẩn bám trên rãnh âm và tạo thành các âm “pop” hay “.....” khi nghe. Mặt đĩa bị hơi cong cũng có thể tạo ra các thay đổi về tốc độ và khả năng dò đĩa chính xác của kim, còn gọi là “wow distortion”. Ngoài ra, vinyl còn bị ảnh hưởng bởi nhiễu cơ học, hay nhiễu rung, từ các rung động bởi bearing, motor hay các tiếng trầm (bass) phát ra gây cộng hưởng.

Noise do quá trình lượng tử hóa (quantization)

Âm thanh kỹ thuật số không bị ảnh hưởng nhiễu bề mặt hay nhiễu cơ học nhưng lại rất nhạy cảm với nhiễu quantization do đã trải qua quá trình nén lossy. Người nghe thường đánh giá “âm thanh audio hi-res” là khả năng tái tạo lại chính xác nhất tín hiệu analog gốc. Âm thanh càng được tái tạo chính xác bao nhiêu thì càng nhiều thông tin cần được lưu trữ và làm file nhạc có dung lượng cao hơn, nhưng không phải ai cũng có điều kiện đầu tư thiết bị lưu trữ dung lượng cao. Để có thể lưu trữ dễ dàng và “nhẹ” hơn, các nhà phát hành sử dụng phương pháp nén lossy để tiết kiệm dung lượng, dễ thấy nhất là ở các file MP3 và AAC có dung lượng thấp nhưng vẫn có chất lượng âm thanh chấp nhận được.

So sánh đĩa than và đĩa cd

Vấn đề của MP3 và AAC là chất lượng tín hiệu bị giảm đi và cũng làm giảm đi chất lượng âm thanh sau quá trình nén lossy. Người nghe không chuyên thường sẽ khó phát hiện ra các “mất mát” này nhưng sự thật thì tín hiệu đã không còn toàn vẹn nữa. File nhạc đã nén giảm chất lượng cũng không thể được phục hồi như ban đầu trừ khi bạn có file gốc trong studio ra. Ngoài ra, file âm thanh kỹ thuật số cũng chịu ảnh hưởng theo từng cấp độ nén.

Câu hỏi này tiếp tục cho kết quả hòa giữa vinyl và nhạc số do cả hai định dạng đều có những điểm mạnh yếu riêng. Các lỗi trên vinyl thường có thể được phát hiện ngay bằng tai (tiếng nhạc nghe dở hơn) và mắt (mặt đĩa bị bụi, cong hay các lỗi của turntable). Nhạc số thì khó phát hiện hơn nhưng vẫn là một sự mất mát đối với âm thanh nguyên bản, một số trường hợp có thể nhận ra ngay nếu bạn nghe trên một dàn âm thanh chất lượng cao.

Các audiophile nói gì?

Các cảm nhận về âm thanh thường gói gọn trong nhận xét cá nhân và chính bạn phải tự trải nghiệm để tìm thấy kiểu âm thanh phù hợp với sở thích của mình. Một số tiêu điểm quan trọng thường được nhắc đến trong các tranh luận giữa vinyl và nhạc số gồm:

  • Vinyl cho chất âm trung thực và ấm áp hơn so với nhạc số → Cả nhạc số lẫn vinyl đều không có âm trung thực, vinyl có màu âm khác biệt hơn do dải trầm và low-mid dày hơn, thường là các bạn mới chơi khi dùng kim MM cũng sẽ có đặc tính âm thanh như vậy. Khi chơi lên cao, đĩa tốt hơn, kim MC tốt hơn, cảm giác sự “ấm áp” sẽ không còn.
  • Vinyl mang đến trải nghiệm nghêng về “thưởng thức” hơn là “cảm nhận” âm thanh
  • Nhạc số cho tính tiện lợi cao hơn, có thể sử dụng dễ dàng ở bất cứ nơi nào
  • Nhạc số không cần phải được bảo trì và chăm sóc như những chiếc đĩa vinyl, đồng thời cũng không chiếm không gian lưu trữ thực
  • Một số bản thu có kiểu chơi nhạc làm chúng nghe hay hơn khi thu âm nhạc số, một số khác lại nghe hay hơn với đĩa vinyl - ví dụ như Amnesiac của Radio Head, khi nghe trên vinyl hay hơn nhưng OK COMPUTER cũng của nhóm này luôn thì nghe trên nhạc số vẫn rõ, nhanh, chắc tiếng hơn.

Vậy đầu tư vinyl có xứng đáng không?

Hiện nay giá một chiếc đĩa vinyl chắc chắn sẽ đắt hơn so với khi mua album nhạc số, lý do là từ điều kiện cung và cầu. Trong những năm 90 đĩa vinyl bán tràn lan nhưng không được đặc biệt chú ý vì người ta đang chuyển dần sang định dạng mới ra đời lúc đó là CD. Ngược lại giờ đây do phong trào vinyl đang tăng mạnh nên nhu cầu mua vinyl cũng tăng cao hơn, khác hẳn với định dạng CD đang hấp hối.

Quy trình sản xuất nhiều bước và phức tạp của vinyl cũng là nguyên nhân khiến nó có giá cao hơn, đi kèm cùng các công đoạn in ấn bìa đĩa và gia công bằng tay khác. Người dùng hiện nay chú ý đến vinyl không chỉ vì chất âm của nó mà còn bởi những lý do như sau:

Cảm giác trải nghiệm

So sánh đĩa than và đĩa cd

Đĩa vinyl mang đến một trải nghiệm khác biệt: hoài cổ, thực, lạ, khiến nhiều người thích thú. Người lớn tuổi nghe đĩa vinyl để làm sống lại những ký ức ngày xưa, còn người trẻ trải nghiệm vinyl như một nét văn hóa. Chưa kể đến chất lượng âm thanh, ngay cả những chiếc bìa đĩa vinyl với artwork đa dạng cũng đã là một yếu tố lôi cuốn người mua.

Cảm giác cầm trên tay chiếc đĩa vinyl và đặt lên turntable sẽ “sướng” hơn nhiều so với mở máy tính hay smartphone lên và bấm “play” trên app. Đĩa vinyl cho ta cảm giác đang “cầm trên tay” tác phẩm mà mình sắp nghe.

Sưu tập

So sánh đĩa than và đĩa cd

Đĩa vinyl còn đáp ứng cho nhu cầu sưu tập các định dạng vật lý cho những ai có sở thích này. Ít ra thì nó mang đến cảm giác sở hữu thực sự chứ không phải đang “thuê” nhạc như khi sử dụng dịch vụ stream, hoặc chỉ là các “file ảo” khi nghe nhạc số.

Là một mô hình kinh doanh

Đĩa CD được phát hành số lượng lớn sẽ mất giá sau một thời gian, trong khi đó với những chiếc đĩa vinyl hiếm thì giá trị của chúng sẽ chỉ càng ngày càng tăng chứ không bao giờ giảm. Ngay cả đĩa vinyl bình thường cũng có giá trị bán lại cao hơn so với CD.

Kết

Như vậy ta có thể thấy cả CD, streaming, và vinyl đều có những điểm mạnh yếu riêng nên việc so sánh hơn thua giữa chúng là điều rất khó. Thay vì nói cái nào “tốt” hơn, chúng ta nên chấp nhận những khác biệt giữa chúng và sử dụng hợp lý theo nhu cầu của mình. Một số người sẽ yêu thích chất âm ấm áp của vinyl và sẵn sàng bảo trì chúng dù có vất vả đến đâu, ngược lại cũng sẽ có người chấp nhận nghe nhạc nén lossy (như MP3 hay AAC) và đặt sự tiện lợi lên hàng đầu. Nếu bạn vẫn còn những nghi vấn của riêng mình thì xin mời hãy trải nghiệm để có thể đưa ra đánh giá chính xác nhất.

Đĩa than có gì khác?

Đĩa than hay còn gọi là mâm than là một loại đĩa đặc biệt có chứa các thông tin tín hiệu theo từng rãnh được dập nổi, đĩa này thường được làm từ chất liệu Polyvinyl chloride. Chức năng chính của chúng là để lưu trữ tín hiệu âm thanh, để sử dụng đĩa than thì cần kết hợp với máy quay đĩa chuyên dụng.

Đĩa than khác gì đĩa CD?

Vì đĩa than không thể nén độ động được như đĩa CD nên nếu so với một đĩa CD đã bị nén quá nhiều thì chất lượng đĩa than sẽ hay hơn hẳn.

đĩa CD có dung lượng lưu trữ khoảng bao nhiêu?

Một số đĩa CD có thể chứa 700 MB nhạc. Một đĩa DVD có thể chứa 4,7 gigabyte (GB), gần gấp năm lần so với đĩa CD.

đĩa CD dịch là gì?

Đĩa CD hay đĩa nén (tiếng Anh: Compact Disc) là một trong các loại đĩa quang, chúng thường chế tạo bằng chất dẻo, đường kính 4,75 inch, dùng phương pháp ghi quang học để lưu trữ khoảng 80 phút âm thanh hoặc 700 MB dữ liệu máy tính đã được mã hóa theo kỹ thuật số.