Tại sao phải lấy hóa đơn đỏ

Khi nào cần xuất hóa đơn đỏ?Với những ai đã từng đi khách sạn, nhà hàng hay đi mua hàng ở một siêu thị, cửa hàng nào đó thì chắc chắn không còn quá xa lạ với khái niệm “hóa đơn đỏ”.

Tuy nhiên, không phải trong tất cả chúng ta đề đã nắm rõ bản chất, vai trò của loại hóa đơn đỏ này là gì?

Chính vì thế, để giải đáp một số câu hỏi như là khái niệm hóa đơn đỏ là gì? hay Tại sao phải xuất hóa đơn đỏ? Và phân biệt được hóa đơn đỏ với hóa đơn bán hàng, xin mời quý vị và các bạn tham khảo bài viết dưới đây có tổng hợp một số thông tin hữu ích như sau:

Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ là một tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) do Bộ Tài chính phát hành hoặc do công ty tự mình in ra sau khi đã đăng ký mẫu hóa đơn với cơ quan thuế, hóa đơn đỏ chính là một loại chứng từ có giá trị pháp lý thể hiện giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán, bên cung ứng dịch vụ xuất cho bên mua, bên sử dụng dịch vụ và nó được dùng làm căn cứ xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.

Hóa đơn đỏ hay còn được biết đến với một tên gọi khác đó là hóa đơn giá trị gia tăng, chúng ta có thể hiểu sổ tiền thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn đỏ khi chúng ta mua hàng chính là thuế giá trị gia tăng đầu vào; còn khi mua hàng số tiền thuế được ghi trên những loại hóa đơn tím (hoặc hóa đơn xanh) thì được gọi là thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào của doanh nghiệp thấp hơn số thuế giá trị gia tăng đầu ra thì doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm phần chênh lệch đó. Và ngược lại, nhà nước sẽ khấu trừ và trả lại mức chênh lệch nếu doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng đầu vào lớn hơn số thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Tại sao phải xuất hóa đơn đỏ?

Hóa đơn đỏ có một số vai trò cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp khi mua hóa đơn đỏ sẽ cân đối được các khoản thuế giá trị gia tăng nhằm mục đích hạn chế tối đa mức tiền thuế giá trị gia tăng phải đóng cho các cơ quan của nhà nước

– Hóa đơn đỏ còn được xem như một chứng từ để ghi nhận các chi phí phục vụ việc tính thuế

Hóa đơn đỏ thường được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực như là: nhà hàng, khách sạn, thương mại hay vận tải, v.v…

Tại sao phải lấy hóa đơn đỏ

Khi nào cần xuất hóa đơn đỏ?

Ngoài việc giải đáp hóa đơn đỏ là gì, chúng tôi xin lưu ý về thời điểm xuất hóa đơn đỏ.

Theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC thì bên bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ phải xuất hóa đơn đỏ (trong đó tính cả các hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, mẫu, hàng để biếu tặng, trả thay lương hay trao đổi, tiêu dùng nội bộ…). Bên bán hàng hóa, dịch vụ có thể xuất hàng dưới các hình thức cho vay, mượn hoặc hoàn trả.

Đối với hàng hóa được bán ra dưới 200.000 đồng thì sẽ không phải xuất hóa đơn. Và đối với những hóa đơn có tổng giá trị trên 200.000 đồng thì người mua sẽ phải trả thêm thuế giá trị gia tăng (thường là 10%) và người bán sẽ phải xuất hóa đơn đỏ đồng thời có thể thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.

Chi cục thuế quản lý việc đặt in hóa đơn đỏ của doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp được cho phép đặt in hóa đơn, doanh nghiệp sẽ tự liên hệ trực tiếp đến các cơ sở đặt in mà đã được Sở Kế hoạch và đầu tư được cấp phép hoạt động.

Hóa đơn đỏ sẽ thể hiện tất cả thông tin của doanh nghiệp là bên bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, logo, số tài khoản, số điện thoại, số fax,…. Trong trường hợp hóa đơn đỏ là hóa đơn giá trị gia tăng thì chúng sẽ được lập thành 3 liên với 3 màu trắng, đỏ, xanh.

Một số quy định của pháp luật hiện hành về xuất hóa đơn đỏ

Vậy, một số quy định của pháp luật hiện hành về xuất hóa đơn đỏ là gì? Công ty luật Hoàng Phi sẽ cung cấp trong phần bài viết ngay sau đây:

– Để tránh tình trạng xảy ra sai sót khi thống kê các khoản thu chi thuế, doanh nghiệp cần lập hóa đơn đỏ theo đúng quy định khi bán hàng và giao trực tiếp cho khách hàng.

– Hóa đơn đỏ phải được lập ngay sau khi cung cấp dịch vụ, sản phẩm theo đúng các chỉ tiêu, thông tin đã in sẵn trên hóa đơn

– Trường hợp những doanh nghiệp thuộc đối tượng cần nộp thuế giá trị gia tăng thì bắt buộc phải sử dụng hóa đơn đỏ (kể cả trong trường hợp bán hàng có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt)

Lưu ý đối với các doanh nghiệp đó là: theo quy định hiện hành của pháp luật thì việc mua bán, làm khống giá trị của hóa đơn đỏ là một hành vi vi phạm pháp luật. Do đó các doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng trong khi thực hiện quy trình xuất hóa đơn đỏ.

Hóa đơn đỏ dùng để làm gì?

Hóa đơn đỏ được dùng để làm căn cứ xác định số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước (trong trường hợp hóa đơn đỏ được xem là hóa đơn giá trị gia tăng). Thường thì với tổng hóa đơn thanh toán từ 200.000 đồng trở lên, bên bán sẽ phải xuất hóa đơn đỏ. Việc người mua (người tiêu thụ sản phẩm) lấy hóa đơn đỏ khi mua hàng sẽ góp phần giúp Nhà nước giám sát bên bán có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế hay không. Theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP có quy định rõ các mức phạt đối với các trường hợp người bán không lập hóa đơn hoặc có lập hóa đơn nhưng không giao cho khách, mức phạt nhẹ nhất là 4 triệu và nặng nhất lên tới 20 triệu đồng.

Hiện nay, khi mua sản phẩm hàng hóa hay khi đi ăn tại những nhà hàng, những dù tổng hóa đơn thanh toán từ 200.000 đồng trở lên nhưng vẫn ít ai có thói quen giữ lại hóa đơn đỏ. Theo quy định của pháp luật, việc lấy hóa đơn đơn đỏ sau khi mua hàng sẽ giúp cho Nhà nước giám sát được người bán hàng, cung cấp các dịch vụ có nộp thuế đầy đủ hay không. Chưa kể đến, việc lấy hóa đơn đỏ cũng sẽ giúp người mua hàng hóa bảo đảm được một số quyền lợi như: Xác định quyền sử dụng đối với sản phẩm, dịch vụ, quyền sở hữu,… Từ đó có căn cứ để khiếu nại về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như các yêu cầu về các chế độ bảo hành…

Theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP, trường hợp người bán lập hóa đơn đỏ nhưng không giao lại cho người mua thì sẽ bị phạt hành chính từ 4 – 8 triệu đồng. Hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa và dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua thì sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

Vai trò của việc xuất hóa đơn đỏ

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc xuất hóa đơn đỏ có vai trò như sau:

Thứ nhất: Hóa đơn đỏ là bằng chứng về việc mua bán hàng hóa dịch vụ.

Thứ hai: Hóa đơn đỏ là căn cứ để doanh nghiệp kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra cũng như hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thứ ba: Hóa đơn giá trị gia tăng sẽ là chứng từ, là cơ sở ban đầu mà doanh nghiệp dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định những chi phí hợp lệ khi tính thuế đối với cơ quan thuế

Thứ tư: Doanh nghiệp khi mua hóa đơn đỏ thì sẽ cân đối được các khoản thuế giá trị gia tăng từ đó hạn chế được tối đa mức tiền thuế giá trị gia tăng phải đóng cho các cơ quan của nhà nước.

Phân biệt hóa đơn đỏ và hóa đơn bán hàng

Để phân biệt được sự khác nhau giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn đỏ chúng ta có thể dựa vào nội dung bảng dưới đây:

Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn đỏ

Mang tính nội bộ trong doanh nghiệp Mang giá trị về mặt pháp lý
Do doanh nghiệp bên bán tự phát hành Do Bộ Tài chính phát hành
Các loại giá trị hàng hóa được gộp làm một Giá trị hàng hóa và giá trị tăng thêm được tách riêng ra
Không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng Được khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về vấn đề hóa đơn đỏ là gì?

Nếu như quý vị còn có những thắc mắc hay có nhu cầu cần được tư vấn thêm một số vấn đề khác có liên quan xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 6557 để được giải đáp.