Tính mơ hồ đa nghĩa của tác phẩm văn học

Tính mơ hồ đa nghĩa của tác phẩm văn học

Tính mơ hồ đa nghĩa của tác phẩm văn học
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Tính mơ hồ đa nghĩa của tác phẩm văn học
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tính đa nghĩa của thơ không chỉ do yếu tố chủ quan của người tiếp nhận theo nguyên lý: tác phẩm văn học = văn bản + người đọc. Tính đa nghĩa còn do đặc trưng của ngôn ngữ thơ.Quan điểm của nhà thơ càng kín đáo bao nhiêu càng có lợi cho tác phẩm bấy nhiêu. Đặc trưng của tư tưởng nghệ thuật là toát ra từ hình tượng, tình huống, chi tiết. Chúng kích thích, khêu gợi người đọc để họ tự rút ra một tư tưởng nào đó. Tính mơ hồ, đa nghĩa của ngôn ngữ thơ tạo điều kiện cho người đọc đồng sáng tạo. Tạ Trăn (đời Minh) từng phát biểu: “Thơ có chỗ có thể giải thích, có chỗ không thể giải thích, có chỗ không cần giải thích như hoa dưới nước, trăng trong gương. Một nhà thi học đồng thời là nhà thơ là Vương Sĩ Trinh cũng nói: “Thơ khó ở chỗ không giải thích được thì vô vị, giải thích được thì hết vị”. Các nhà thơ trong nhóm Xuân Thu nhã tập quan niệm: “Thơ không phải lúc nào cũng rõ nghĩa vì nó không chủ động trong địa hạt ý nghĩa; không phải lúc nào cũng sáng sủa vì nó không vụ cái phần sáng sủa của tâm linh, nó giữ phần sâu kín, nó giữ phần sâu sắc”. Tính đa nghĩa không phải là dấu hiệu non kém về nghệ thuật mà phải được xem là đặc trưng của ngôn ngữ thơ. Một số hiện tượng thơ đã phải tốn rất nhiều giấy mực để tìm hiểu như "Tống biệt hành "(Thâm Tâm)," Đây thôn Vĩ Dạ ""(Hàn Mặc Từ).

Ví dụ khổ thơ cuối trong bài "Tống biệt hành":

Người đi, ừ nhỉ, người đi thực Mẹ thà xem như chiếc lá bay Chị thà xem như là hạt bụi

Em thà xem như hơi rượu say​

- Có nhà nghiên cứu hiểu người ra đi xem mẹ như chiếc lá bay, chị như là hạt bụi, em như hơi rượu say. Phải hiểu ngược lại mới đúng bởi Nguyễn Bính cũng đã từng viết: Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương Coi như đồng kẽm ngang đường đánh rơi - Từ ngữ tiếng việt vốn có khả năng chuyển nghĩa tạo nghĩa mới hay do tu từ nên ngôn từ văn học cũng có tính đa nghĩa. Văn bản văn học, do đó, nó cũng có tính đa nghĩa. Chẳng hạn “ Thề non nước” của Tản Đà. Một mặt, đó là bức tranh non nước tang thương, một trái núi đứng chơ vơ bên cạnh dòng sông đã cạn. Mặt khác, bài thơ còn là câu chuyện của hai người tình đã thề nguyền chung thủy, hiện tại chia phôi và ngày mai gắn bó

“Ngắn gọn là bà chị của thiên tài” (Sê Khốp). “Ý hết mà lời dừng, ấy là lời rất mừng trong thiên hạ. Nhưng lời dừng mà ý chưa hết lại càng hay tuyệt” “Công phu của thơ là ở ngoài thơ”.​

Ngữ nghĩa trong thơ ca khác với ngữ nghĩa trong giao tiếp thường nhật và khác với ngữ nghĩa trong văn xuôi. Sỡ dĩ có điều đó bởi vì ngôn ngữ thường cô đọng, hàm súc, về mặt ngôn từ và hình ảnh . Một từ ngữ nào đó được đưa vào thơ đều trải qua sự lựa chọn của tác giả vào vị trí của mình. Ngữ nghĩa trong thơ không chỉ có giá trị biểu hiện mà còn có những giá trị khác. Khi đi vào thơ, do áp lực của cấu trúc mà ngữ nghĩa của ngôn từ không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa ban đầu mà còn có nghĩa mới, nghĩa phát sinh tinh tế, đa dạng hơn tạo nên hiện tượng nhòe về nghĩa của thơ. Chính đặc tính này đã làm cho mỗi chữ trong thơ có một sứ mạnh tiềm tàng, chứa đựng cái đẹp, tinh tế, sâu sắc.

Reactions: mrnew8998, bé sunny, NTD Admin and 1 other person

Tính mơ hồ đa nghĩa của tác phẩm văn học

Một bài viết rất hay , chị cho thêm bài tập để thử sức với ạ .

Em thử cảm nhận về từ "cầu" trong đoạn thơ Tràng Giang (Huy Cận) thư xem. Vì đây là một bài thơ tiêu biểu cho dòng thơ mới. Mà thơ Huy Cận lại mang nhiều triết lí đặc biệt là sự ám ảnh về sự cô đơn trước không gian. Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Reactions: NTD Admin

Tính mơ hồ đa nghĩa của tác phẩm văn học

Em thử cảm nhận về từ "cầu" trong đoạn thơ Tràng Giang (Huy Cận) thư xem. Vì đây là một bài thơ tiêu biểu cho dòng thơ mới. Mà thơ Huy Cận lại mang nhiều triết lí đặc biệt là sự ám ảnh về sự cô đơn trước không gian. Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Em nhớ mẹ có giảng cho mấy anh chị kia là hình ảnh cầu ở đây gợi lên dáng vẻ miền quê, mang nỗi niềm "thân mật". Nhưng vì hình ảnh này không có nên thành ra cảm giác xa lạ, cô đơn được cảm nhận rõ.

Reactions: xuanle17

Tính mơ hồ đa nghĩa của tác phẩm văn học

Em nhớ mẹ có giảng cho mấy anh chị kia là hình ảnh cầu ở đây gợi lên dáng vẻ miền quê, mang nỗi niềm "thân mật". Nhưng vì hình ảnh này không có nên thành ra cảm giác xa lạ, cô đơn được cảm nhận rõ.

Đúng là Huy Cận bị ám ảnh bởi sự cô đơn trướng không gian rộng lớn và chúng ta có thể cảm nhận giống như em vì đây là lăng kính chủ quan của người đọc. Nhưng mà khi Huy Cận tham gia chia sẻ với báo chí thì HC lại khẳng định từ "cầu" ở đây là một danh từ nghĩa là cây cầu. Ông muốn bắc một chiếc cầu để đôi bờ được thông và sẽ có sự xuất hiện con người làm nỗi cô đơn, lẻ loi được vơi bớt đi phần nào. Còn e có thể hiểu là "cầu" động từ nghĩa là cầu mong, mong ngóng. Chính vì thế ta có thể cảm nhận được tính đa nghĩa ngôn ngữ thơ chỉ bằng 1 từ trong bài thơ.

Reactions: NTD Admin

Tính mơ hồ đa nghĩa của tác phẩm văn học

Đúng là Huy Cận bị ám ảnh bởi sự cô đơn trướng không gian rộng lớn và chúng ta có thể cảm nhận giống như em vì đây là lăng kính chủ quan của người đọc. Nhưng mà khi Huy Cận tham gia chia sẻ với báo chí thì HC lại khẳng định từ "cầu" ở đây là một danh từ nghĩa là cây cầu. Ông muốn bắc một chiếc cầu để đôi bờ được thông và sẽ có sự xuất hiện con người làm nỗi cô đơn, lẻ loi được vơi bớt đi phần nào. Còn e có thể hiểu là "cầu" động từ nghĩa là cầu mong, mong ngóng. Chính vì thế ta có thể cảm nhận được tính đa nghĩa ngôn ngữ thơ chỉ bằng 1 từ trong bài thơ.

Đúng thật là một bài thơ hay với nhiều ý nghĩa

Tính mơ hồ đa nghĩa của tác phẩm văn học

Vậy những phân tích,cảm nhận chúng ta đc học ở thpt cũng chỉ mang tính tương đối thôi phải ko ad ?