Vị trí của Ca trong bảng tuần hoàn là

Chào các em học sinh, hôm nay Kiến Guru chia sẻ đến các em bài viết về bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất. Bảng nguyên tố là 1 phần rất quan trọng giúp chúng ta biết các chất nằm ở đâu, thuộc chu kì nào, có hóa trị bao nhiêu và hơn nữa là giúp cho các em hiểu được cấu tạo và nguyên tắc của chúng. Vậy chúng ta bắt đầu tìm hiểu nhé! 

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất

    - Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

    - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử sẽ được xếp thành một hàng ở chu kì 

    - Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. (nhóm)

II. Bảng nguyên tử khối và cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất

1.Bảng nguyên tử khối 

2. Ô nguyên tố

    Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).

3. Chu kì

    Chu kì là dãy của các nguyên tố mà nguyên tử của chúng  cùng số lớp electron và sẽ được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

    Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

       * Chu kì nhỏ: gồm chu kì 1, 2, 3.

       * Chu kì lớn: gồm chu kì 4, 5, 6, 7.

    Ví dụ: 12Mg: 1s2/2s22p6/3s2.

    → Mg thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

4. Nhóm nguyên tố

    - Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

    - Chỉ có 2 loại nhóm nguyên tố đó là nhóm A và nhóm B:

       + Nhóm A sẽ bao gồm các nguyên tố s và p.

       Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng.

       + Nhóm B sẽ bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)dxnsy:

III. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó

Các cấu hình electron trong nguyên tử và vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau.

   - Số thứ tự của ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử

   - Số thứ tự của chu kì = số lớp e

   - Số thứ tự của nhóm:

      + Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsansp thì nguyên tố thuộc nhóm (a+b) A

      + Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n-1)dxnsy thì nguyên tố thuộc nhóm B:

Nhóm (x+y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.

Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.

Nhóm (x + y - 10)B nếu 10 < (x + y).

IV. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố

Vị trí nguyên tố cho biết:

   - Các nguyên tố thuộc nhóm (IA, IIA, IIIA) trừ B và H có tính kim loại. Các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ Antimon, bitmut, poloni).

   - Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro.

   - Công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng 

   - Công thức của hợp chất khí với H (nếu có)

   - Oxit và hidroxit sẽ có tính axit hay bazo.

    Ví dụ: Cho biết S ở ô thứ 16 suy ra:

   - S ở nhóm VI, CK3, PK

   - Hoá trị cao nhất với oxi 6, với hiđro là 2.

   - CT oxit cao nhất SO3, h/c với hiđro là H2S.

   - SO3 là ôxit axit và H2SO4 là axit mạnh.

V. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

a. Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

   - Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần.

   - Tính bazơ, của oxit và hiđroxit yêú dần, tính axit mạnh dần.

b. Trong nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần.

* Lưu ý khi xác định vị trí các nguyên tố nhóm B .

- Nguyên tố họ d : (n-1)dansbvới a = 1 → 10 ; b = 1 → 2

      + Nếu a + b < 8 ⇒ a + b là số thứ tự của nhóm .

      + Nếu a + b > 10 ⇒ (a + b) – 10 là số thự tự của nhóm.

      + Nếu 8 ≤ a + b ≤ 10 ⇒ nguyên tố thuộc nhóm VIII B

- Nguyên tố họ f : (n-2)fansbvới a = 1 → 14 ; b = 1 → 2

      + Nếu n = 6 ⇒ Nguyên tố thuộc họ lantan.

      + Nếu n = 7 ⇒ Nguyên tố thuộc họ acti

Khối nguyên tố (block)

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f

e cuối cùng điền vào phân lớp nào ( theo thứ tự mức năng lượng ) thì nguyên tố thuộc khối đó

Đặc biệt nguyên tố H hiện nay được xếp ở vị trí là ngón IA và VIIA đều ở chu kì 1. Nguyên tố He mặc dù có 2e lớp ngoài cùng nhưng được xếp ở nhóm VIIIA. Điều này hoàn toàn phù hợp vì H giống kim loại kiềm đều có 1e ở lớp ngoài cùng nhưng nó cũng giống các halogen vì chỉ thiếu 1e nữa là đạt cấu hình bền giống khí hiếm He: còn He mặc dù có 2e ở lớp ngoài cùng nhưng giống các khí hiếm khác là cấu hình e đó là bão hòa 

Các em đã xem qua ý nghĩa của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất. Qua bài viết này, Kiến Guru đã giúp các em đọc được bảng tuần hoàn, hiểu được ý nghĩa của nó. Hãy đọc và ghi nhớ nó để ôn tập thật tốt các em nhé! Chúc các em học tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới!  

Nguyên tố cacbon có một số dạng thù hình là kim cương, than chì, fuleren, ...Cấu trúc của tinh thể kim cương (a), tinh thể than chì (b) và fuleren (c) như hình sau:


Vị trí của Ca trong bảng tuần hoàn là


1. Kim cương

- Là chất tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.Bạn đang xem: Vị trí của c trong bảng tuần hoàn

- Có cấu trúc tinh thể nguyên tử và cứng nhất trong tất cả các chất.

Bạn đang xem: Vị trí của c trong bảng tuần hoàn là

2. Than chì

- Là chất tinh thể màu xám đen.

- Tinh thể than chì có cấu trúc lớp nên mềm.

3. Fuleren

Fuleren gồm các phân tử C60, C70, ... Phân tử C60có cấu trúc hình cầu rỗng, gồm 32 mặt, với 60 đỉnh là 60 nguyên tử cacbon..

Các loại than điều chế nhân tạo như than gỗ, than xương, than muội, ... được gọi chung là cacbon vô định hình, có cấu tạo xốp nên hấp phụ mạnh các chất khí và chất tan trong dung dịch.

II. Tính chất hóa học

Cacbon vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học. Ở nhiệt độ thường cacbon khá trơ, khi đun nóng nó phản ứng được với nhiều chất.

Trong các phản ứng oxi hóa - khử, đơn chất cacbon có thể tăng hoặc giảm số oxi hóa, nên nó thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa. Tuy nhiên, tính khử vẫn là tính chất chủ yếu của cacbon.

1. Tính khử

a. Tác dụng với oxi

Cacbon cháy được trong không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, tạo ra CO2và một ít khí CO:

$\mathop C\limits^0 {\text{ }} + {\text{ }}{O_2}{\text{ }}\xrightarrow{{{t^o}{\text{ }}}}\mathop C\limits^{ + 4} {O_2}$

$\mathop C\limits^{ + 4} {O_2} + \mathop C\limits^0 \xrightarrow{{{t^o}{\text{ }}}}2\mathop C\limits^{ + 2} O$

b. Tác dụng với hợp chất

Ở nhiệt độ cao, cacbon có thể khử được nhiều oxit, phản ứng với nhiều chất oxi hóa khác như HNO3, H2SO4đặc, KClO3,...

Thí dụ:$\mathop C\limits^0 {\text{ }} + {\text{ }}4HN{O_3}{\text{ }}\left( {đặc} \right){\text{ }}\xrightarrow{{{t^o}}}\mathop C\limits^{ + 4} {O_2}{\text{ }} + {\text{ }}4N{O_2}{\text{ }} + {\text{ }}2{H_2}O$

2. Tính oxi hóa

a. Tác dụng với hiđro

Ở nhiệt độ cao và có chất xúc tác, C tác dụng với khí H2tạo thành khí CH4:

$\mathop C\limits^0 {\text{ + }}2{H_2}{\text{ }}\xrightarrow{{{t^o},xt}}\mathop C\limits^{ - 4} {H_4}$

b. Tác dụng với kim loại

Ở nhiệt độ cao, C tác dụng được với một số kim loại tạo thành cacbua kim loại.

Thí dụ: $4Al + 3\mathop C\limits^0 {\text{ }}\xrightarrow{{{t^o}}}A{l_4}\mathop {{C_3}}\limits^{ - 4} $

nhôm cacbua

III. Ứng dụng

Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh, làm bột mài.

Than chì được dùng làm điện cực, làm nồi để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn, làm bút chì đen.

Xem thêm: Soạn Bài Tìm Hiểu Chung Về Phép Lập Luận, Tìm Hiểu Chung Về Phép Lập Luận Chứng Minh

Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim, để luyện kim loại từ quặng.

Than gỗ được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo, ...

Than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh được dùng trong mặt nạ phòng độc và trong công nghiệp hóa chất.

Than muội được dùng làm chất độn cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giầy, ...

IV. Trạng thái tự nhiên

- Trong thiên nhiên kim cương và than chì là cacbon tự do gần như tinh khiết.

- Cacbon còn chứa trong các khoáng sản như calcit (đá vôi, đá phấn, đá hoa đều có chứa CaCO3), Magiezit (MgCO3). Đolomit (CaCO3, MgCO3);

- Cacbon là thành phần chính của than mỏ, khí thiên nhiên, dầu mỏ, cơ thể giới sinh vật.

Nước ta có mỏ than antraxit lớn ở Quảng Ninh, một số mỏ than nhỏ hơn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, ...

V. Điều chế

Kim cương nhân tạo được điều chế bằng cách nung than chì ở khoảng 2000oC, dưới áp suất 50 đến 100 nghìn atmotphe với chất xúc tác là sắt, crom hay niken.

Than chì nhân tạo được điều chế bằng cách nung than cốc ở 2500 - 3000oC trong lò điện, không có mặt không khí.

Xem thêm: Soạn Văn 11 Bài Tiếng Mẹ Đẻ Nguồn Giải Phóng Các Dân Tộc Bị Áp Bức

Than mỏ được khai thác trực tiếp từ các vỉa than nằm ở các độ sâu khác nhau dưới mặt đất.