Work station là gì

MÁY TRẠM (WORKSTATION) LÀ GÌ VÀ NÓ CÓ GÌ KHÁC SO VỚI MÁY TÍNH PC THÔNG THƯỜNG?
Bài viết mình tổng hợp lại sau đây sẽ giúp các bạn rõ hơn về nó và đưa ra được lựa chọn dòng máy phù hợp với nhu cầu sử dụng 1 cách hợp lý.
Đầu tiên máy trạm (workstation) là máy tính dành riêng cho các nhân hoặc doanh nghiệp sử dụng để chạy các ứng dụng kỹ thuật, khoa học. Nó có cấu hình mạnh hơn, chạy nhanh hơn và có nhiều khả năng hơn máy tính bình thường. Đặc thù của máy trạm là được kết nối với nhau qua mạng và phục vụ nhiều User cùng lúc.
Các máy trạm cung cấp hiệu suất cao hơn máy tính để bàn, đặc biệt là về CPU, đồ họa, bộ nhớ và khả năng xử lý đa nhiệm. Nó được tối ưu hóa cho việc xử lý các loại dữ liệu phức tạp như các bản vẽ 3D trong cơ khí, các mô phỏng trong thiết kế, vẽ và tạo ra các hình ảnh động, các logic toán học.…

Máy trạm thường được sử dụng trong các lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, đồ họa, kiến trúc, xây dựng, làm phim 3D, xử lý âm thanh, biên tập hình ảnh.

CÁC LỢI THẾ CỦA MÁY TRẠM SO VỚI MÁY TÍNH THÔNG THƯỜNG.
- Cấu hình và hiệu năng cao: workstation thường được build với cấu hình cao để đảm bảo khối lượng tính toán lớn, xử lý đồ họa chuyên nghiệp, không gian lưu trữ lớn và tốc độ truy xuất cực nhanh.

- Độ tin cậy cao: Do được trang bị phần cứng cao cấp như bộ nhớ có khả năng kiểm tra lỗi ECC, nguồn công suất lớn, hệ thống tản nhiệt mạnh mẽ giúp cho máy trạm có thể làm việc không mệt mỏi trong thời gian dài
- Chuyên nghiệp và dễ nâng cấp: Đa số các máy trạm được lắp ráp ở dạng tool-less nên có thể dễ dàng tháo lắp linh kiện mà không cần dùng đến dụng cụ.

NHỮNG ĐỔI TƯỢNG NÀO THƯỜNG XUYÊN DÙNG MÁY TRẠM?
Máy trạm chủ yếu dùng cho doanh nghiệp hay chuyên nghiệp. Máy trạm được xây dựng dựa trên nhu cầu của các ứng dụng kỹ thuật, phát triển phần mềm, phục vụ cho các kỹ sư tin học, kiến trúc sư, nhà thiết kế đồ họa.
Hiện nay có các nhà sản xuất máy trạm hàng đầu là Sun Microsystems, Dell, IBM, HP. Hệ điều hành chủ yếu trên máy trạm là Unix và Windows NT.

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA MÁY TRẠM.
1. CPU: Để xử lý được khối lượng công việc dày đặc một cách nhanh chóng mà hiệu quả, các máy trạm không dùng loại CPU phổ thông mà được trang bị bộ vi xử lý Xeon với tốc độ vượt trội, bộ nhớ đệm và công nghệ cao cấp nhất.CPU Xeon cho phép một máy tính dùng chung nhiều CPU. Chip Xeon có loại chỉ dùng 1 CPU, 2 CPU và cũng có loại dùng nhiều CPU 4-8 hoặc nhiều hơn nữa.
(Để biết thêm về CPU xeon các bạn theo dõi bài sau của mình nhé)
2. Mainboard: mainboard được trang bị cho máy trạm có những đặc điểm sau:
Sử dụng các chipset cao cấp như x58, 5520, C602.
Hỗ trợ kênh nhớ lớn hơn, nhiều khe cắm RAM với dung lượng nhiều hơn.
Chipset cấu hình RAID, cung cấp nhiều cổng giao tiếp SATA, SAS, SSD.
Một số mainboard mạnh mẽ có thể gắn 2 cpu 1 lúc thậm chí nhiều hơn từ 4-8 cpu.
3. RAM: Tối thiểu RAM 4GB SDRAM 1333/1066/800MHz, có thể nâng cấp lên 32GB hay thậm chí 768GB. Tuy nhiên chi phí nâng cấp cũng không phải là một điều đơn giản. Đặc điểm quan trọng nên được quan tâm khi đánh giá RAM là tính năng ECC, giúp máy luôn hoạt động liên tục, ổn định.Và đặc biệt các đời cpu E5 thế hệ 3 trở trên đã hộ trợ Ram DDR4 1600/1866/2133.

4. Đồ họa: Sức mạnh xử lý đồ họa trên workstation được chia thành 4 mức độ: Professional 2D, Entry 3D, Midrange 3D và High-end 3D. Những card đồ họa chuyên nghiệp này được cung cấp bởi 2 nhà sản xuất lớn là NVIDIA và AMD.
Dù các card đồ họa chuyên nghiệp này dùng chung GPU với card thông thường nhưng lại đi cùng với driver khác hoàn toàn và được tối ưu hóa riêng biệt.
Và hầu hết ở VIỆT NAM card đồ họa chuyên nghiệp được sử dụng nhiều nhất là QUADRO dòng K và mạnh hơn nữa thì là dòng P.
5. Ổ cứng: Yêu cầu truy xuất nhanh và lưu trữ dữ liệu an toàn. Tùy theo yêu cầu công việc mà người dùng có thể cấu hình cho ổ cứng là RAID 0 (tăng tốc truy xuất dữ liệu) hay RAID 1 (tạo bản sao lưu dự phòng) hay RAID 10 là cả 2 tính năng.
Và loại ổ cứng được ưu tiên sử dụng là SAS cải tiến hiệu suất hơn so với SCSI truyền thống. Nó cho phép nhiều thiết bị (hơn 128 thiết bị) với các kích cỡ khác nhau được kết nối đồng thời vào cáp mỏng hơn và lâu hơn.
SAS có thể quản lý những file dữ liệu khổng lồ lên đến 32.768 biến và số lượng bản ghi phụ thuộc vào kích cỡ của đĩa cứng. Ưu điểm này có thể làm đơn giản hoá khi tổ chức, xử lý và phân tích một khối lượng lớn dữ liệu vì dữ liệu chỉ chứa trong một file. Nó còn rất mạnh trong lĩnh vực quản lý dữ liệu, cho phép người sử dụng thao tác dữ liệu một cách dễ dàng.

MÁY TRẠM CÓ THỂ CHƠI GAME ĐƯỢC KHÔNG?
Qua các thông tin trên, có thể như các máy trạm gần như vượt trội so với các máy tính chơi game. Có thể nói rằng bất kỳ máy trạm nào cũng sẽ hoạt động tốt như một máy tính chơi game cao cấp, nhưng điều đó phụ thuộc chủ yếu vào GPU. Nếu được trang một card đồ họa Quadro hoặc RadeonPro cao cấp thì máy trạm hoàn toàn trở thành một máy tính chơi game cao cấp một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu là một cấu hình máy trạm giá cả phải chăng với VRAM giới hạn thì có thể không hoạt động tốt khi chơi game.
Cũng cần lưu ý rằng những loại card đồ họa này không được tối ưu hóa cho game như đối với nhiều phần mềm chuyên nghiệp (ví dụ CAD Autodesk), một số thứ có thể ảnh hưởng bất lợi đến hiệu suất trong game, mặc dù không đáng kể.Chỉ cần 1 chiếc card đồ họa tốt là bạn đã có thể chơi bất cứ dòng game nào.
Vì vậy có thể nói rằng bất kỳ máy trạm nào cũng sẽ chạy tốt như một máy tính chơi game cao cấp. Với những game thủ chuyên nghiệp thì máy trạm workstation như một công cụ sắc bén, một không gian mới để tha hồ thoải mái thử sức.Nhưng cái giá phải bỏ ra thì không phải game thủ nào cũng có thế.
Mà đối với người làm việc thì đó là 1 lựa chọn không thể nào tốt hơn.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có lựa chọn tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của mình.