Bảng tính lãi vay ngân hàng mua nhà mới nhất năm 2022

Mua nhà trả góp là lựa chọn của nhiều người khi chưa đủ tài chính để mua đứt một lần. Đối với người mua nhà lần đầu, việc tính lãi suất vay ngân hàng còn khá phức tạp và mơ hồ. Trong bài viết dưới đây, Invert sẽ cung cấp cho bạn cách tính lãi suất vay ngân hàng chi tiết và đơn giản nhất giúp bạn có thể tự tin lên kế hoạch mua nhà cho mình.

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều áp dụng cách tính lãi suất thả nổi (lãi suất theo dư nợ giảm dần) hoặc lại suất cố định theo dư nợ gốc. Theo khảo sát của Invert, lãi suất vay mua nhà hiện nay khoảng 6 - 8%.

Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần

Bảng tính lãi vay ngân hàng mua nhà mới nhất năm 2022
Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần còn gọi là lãi suất thả nổi và lãi suất này sẽ giảm dần dựa trên số tiền gốc giảm hàng tháng, hàng quý hay hàng năm.  Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần như sau:

Tháng đầu tiên, số tiền người đi vay phải trả là: 

T1 =  Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + Số tiền đã vay * Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.

Sang tháng thứ hai thì số tiền phải trả với lãi suất giảm dần như sau:

T2 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – số tiền gốc trả T1) * Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.

Cứ như vậy, đến tháng thứ 3, thứ 4,... tháng thứ 12 thì số tiền người vay phải trả là tiền gốc cố định và lãi suất thấp hơn tháng trước vì số nợ còn lại thấp hơn.
Số tiền người vay phải trả Tn = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Tiền gốc trả T1 –…– T10 – Số tiền gốc trả Tn-1) * Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng. (Trong đó n là tháng hiện tại.)
Bạn đừng lo lắng khi thấy nó quá khó khi tính lãi nhé! Khi tư vấn, các nhân viên ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn bảng tính toán lãi phải trả hàng tháng hoặc cung cấp công cụ tính tiền vay để tiện theo dõi hơn.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ gốc cố định

Tức là số tiền phải trả được tính theo tổng nợ gốc ban đầu và lãi suất cố định hàng tháng. Như vậy, người vay phải thanh toán tiền gốc và lãi suất không đổi trong suốt kỳ trả nợ. Vì số tiền trả được tính theo số dư nợ gốc vay ban đầu. Cách tính này sẽ rất đơn giản giúp người đi vay chủ động ngay từ lúc đầu. 
Với cách tính này thì công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng sẽ là:

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền đã vay/số tháng vay + Số tiền đã vay * lãi suất vay cố định hàng tháng

Công thức này rất đơn giản, ví dụ: Bạn vay ngân hàng 500 triệu trong 24 tháng với lãi suất ngân hàng là 12% một năm thì: Lãi suất vay hàng tháng = 12%/12 = 1%/tháng Số tiền lãi phải trả = 500.000.000/24 + 500.000.000*1% = 25.833.000 đồng.

Như vậy, với cách tính này thì bạn phải trả cố định hàng tháng là 25.833.000 trong suốt 24 tháng. 

Nên chọn cách tính lại suất nào để có lợi cho người đi vay?

Nếu nhìn thoáng qua thì có lẽ bạn sẽ thấy cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần khá phức tạp hơn tính lãi theo nợ gốc. Tuy nhiên nó lại có lợi cho người đi vay hơn nếu lãi suất vay tính chấp là "cố định" hàng tháng. Vì vẫn tồn tại rủi ro cho người đi vay là trong thời gian trả nợ, nhiều ngân hàng tung ra mức lãi suất hấp dẫn trong 6- 12 tháng đầu. Sau đó họ sẽ tung ra mức lãi suất thả nổi chênh lệch từ 2 - 4% so với lãi suất giai đoạn đầu.  Chắc chắn người đi vay sẽ chịu thiệt.  Đối với cách tính thứ hai, tổng lãi phải trả sẽ cao hơn cách tính lãi theo dư nợ giảm. Tuy nhiên, nó lại mang đến sự an toàn khi lãi suất vay biến động trong quá trình trả nợ. Người đi vay có thể chủ động kiểm soát tốt tài chính hàng tháng hơn Thử làm một phép so sánh nhé:

Cũng với số tiền vay là 700.000.000 và thời hạn vay là 15 năm.

  • Nếu tính trên dư nợ giảm dần: tổng số tiền tháng đầu tiên bạn phải trả là:  3.889.000đ (gốc) + 8.166.000đ (lãi tháng đầu tiên) = 12.055.000đ. Như vậy, tổng lãi bạn phải trả trong 15 là 739.083.333 đồng.
  • Nếu tính trên lãi suất cố định:  tổng số tiền lãi bạn phải trả trong 15 năm là 1.009.494.111.

Như vậy, khi tổng nợ gốc không đổi thì trả theo dư nợ giảm dần thì người đi vay sẽ hưởng mức lãi thấp hơn nhiều, nhưng bạn phải chịu được áp lực của tháng đầu tiên.
Đố với cách trả theo nợ gốc thì có thể mức lãi cao hơn rất nhiều trong thời gian dài. Tuy nhiên, nó lại giảm áp lực tài chính ban đầu, giúp người đi vay kiểm soát tốt khả năng trả nợ tốt hơn. 

Tổng hợp lãi suất vay mua nhà tại một số ngân hàng uy tín

Bảng tính lãi vay ngân hàng mua nhà mới nhất năm 2022
Bảng lãi suất vay của một số ngân hàng uy tín


Trên đây là cách tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà chi tiết và đơn giản nhất. Trước khi quyết định vay ngân hàng mua nhà, bạn nên tìm hiểu bất động sản và lựa chọn ngân hàng vay. Bên cạnh đó, đừng quên cân nhắc về mức tài chính của mình. Mặc dù ngân hàng hỗ trợ vay lên đến 80% giá trị bất động sản. Nhưng bạn cũng nên tính toán khả năng trả nợ và chuẩn bị với các chi phí phát sinh bất ngờ. 

Tags: cách tính lãi suất ngân hàng

Lãi suất vay ngân hàng gồm lãi suất vay tín chấp và lãi suất vay thế chấp được cập nhật liên tục với đa dạng sản phẩm của các ngân hàng cho vay trên toàn quốc. Tháng 05/2022, lãi suất vay ngân hàng nào thấp nhất? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Vay ngân hàng là hình thức nhằm hỗ trợ tài chính phục vụ cho các nhu cầu sử dụng vốn của cá nhân, gia đình. Đây là một trong những xu hướng được lựa chọn rất nhiều hiện nay. Với hình thức vay ngân hàng, thì yếu tố được nhiều khách hàng quan tâm nhất đó là lãi suất vay cao hay thấp. Với bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu lãi suất vay ngân hàng mới nhất và cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về lãi suất cho vay của hầu hết các ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

Lãi suất vay ngân hàng là gì?

Lãi suất vay ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng tính cho một khoản vay. Dựa vào đó các ngân hàng tính được tổng số tiền mà khách hàng vay cần trả hàng tháng.

Theo đó, khi ngân hàng cho bạn vay một khoản tiền thì nhiệm vụ của bạn sau khi sử dụng khoản tiền đó là phải trả thêm một khoản tiền lãi và số tiền gốc đã vay. Mức lãi suất này được thỏa thuận giữa các ngân hàng và khách hàng vay vốn, phù hợp với quy định của ngân hàng tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.

Hiện nay, lãi suất vay tại các ngân hàng thường dao động từ 6 - 25%/năm, nhưng mức lãi suất vay này phụ thuộc vào từng ngân hàng, hình thức vay, ưu đãi, hoặc cách tính lãi suất. Thông thường, đối với vay tín chấp, mức lãi suất dao động từ 16 - 25%/năm, còn đối với vay thế chấp thì lãi suất dao động từ 10 - 12%/năm. Sau đây là bảng lãi suất vay ngân hàng mà các bạn có thể tham khảo.

Bảng lãi suất vay ngân hàng

Hình thức vay Lãi suất ưu đãi (%/năm) Lãi suất sau ưu đãi (%/năm) Thời gian tối đa
Vay tín chấp 8,4 - 15,96 16 - 25 5 năm
Vay thế chấp 6 - 8,3 10 - 12 20 - 25 năm

Lãi suất vay tín chấp

Mức lãi suất cho vay theo hình thức tín chấp thường cố định trong khoảng thời gian vay vốn. Cách thức tính lãi suất vay ngân hàng theo hình thức tín chấp thường là tính lãi trên dư nợ giảm dần. Đây là một điều kiện có lợi dành cho người đi vay.

Lãi suất vay tín chấp ngân hàng ưu đãi khoảng từ 10 - 16%/năm. Khi hết ưu đãi, các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất từ 16 - 25%/năm.

Bảng lãi suất vay tín chấp một số ngân hàng

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Hạn mức tối đa
MaritimeBank 15 500 triệu
Shinhan Bank 13,2 500 triệu
VPBank 20 500 triệu

Lãi suất vay thế chấp

Khi vay theo hình thức thế chấp thì mức lãi suất sẽ cố định trong khoảng thời gian đầu, sau đó thả nổi theo lãi suất của thị trường, phổ biến nhất với các sản phẩm vay mua xe, vay mua nhà...

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay theo hình thức vay thế chấp dao động trong khoảng từ 10% - 16%/năm. Hơn nữa, hình thức vay này thường xuyên được các ngân hàng triển khai các chương trình khuyến mại, ưu đãi về quà tặng, lãi suất nên mức lãi suất áp dụng trong thời gian đầu vay thế chấp rất thấp từ 6 - 8,3%/năm.

>>> Xem thêm: Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng

Bảng tính lãi vay ngân hàng mua nhà mới nhất năm 2022

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng thấp hơn hẳn so với vay tín chấp

Bảng lãi suất vay thế chấp một số ngân hàng

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Hạn mức
BIDV 6 - 7,5 100% TSĐB
Vietinbank 7,7 80% nhu cầu
Maritime Bank 6,99 90% TSĐB
VIB 8,2 75 - 100% nhu cầu vốn
OCB 5,99 - 6,99 80 - 100% BĐS
ABBank 6,90 - 8,50 90 - 100% TSĐB

Lưu ý: Mức lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, khách hàng có thể đến chinh nhánh ngân hàng để cập nhật mức lãi suất chính xác nhất

Có những loại lãi suất vay nào?

Lãi suất cho vay hiện được chia ra làm 3 loại gồm: lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp. Mỗi một loại lãi suất sẽ được áp dụng cho các sản phẩm tín dụng khác nhau.

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là lãi suất được giữ nguyên không đổi trong suốt thời gian vay vốn. Ví dụ lãi suất vay vốn trong hợp đồng tín dụng là 10%, cố định trong 5 năm. Trong 5 năm này dù lãi suất thị trường có biến đổi tăng hoặc giảm thì mức lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên. Trong thực tế, lãi suất cố định thường áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn hoặc các khoản vay tín chấp.

  • Ưu điểm: Do lãi suất không đổi trong suốt thời gian vay vốn nên khách hàng có thể tính trước được tất cả các khoản chi phí liên quan đến khoản vay. Chi phí tiền lãi giữ nguyên ngay cả khi lãi suất thị trường tăng lên
  • Nhược điểm: Bất lợi duy nhất của các khoản vay áp dụng lãi suất cố định đó là khi lãi suất thị trường giảm thì lãi suất vay sẽ không được giảm mà vẫn giữ nguyên.

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất được điều chỉnh thay đổi theo thời gian. Thông thường các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất định kỳ sau 3 tháng/6 tháng hoặc 1 năm. Lãi suất thả nổi được tính dựa trên lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hoặc 24 tháng cộng với biên độ lãi suất. Lãi suất vay thả nổi thường áp dụng cho các khoản vay trung hoặc dài hạn.

  • Ưu điểm: Lãi suất thả nổi sẽ tăng giảm theo thị trường. Khi lãi suất thị trường giảm thì thường lãi suất vay của khách hàng cũng được điều chỉnh giảm.
  • Nhược điểm: Khách hàng khó dự tính được chi phí vay do lãi suất thường xuyên thay đổi. Đặc biệt khi lãi suất thị trường tăng thì chi phí lãi vay sẽ tăng cao, bất lợi cho khách hàng.

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là lãi suất kết hợp giữa hai hình thức lãi suất cố định và thả nổi. Theo đó các ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cố định sau 1 khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian này lãi suất sẽ được thả nổi theo công thức bên trên.

Ví dụ, ngân hàng áp dụng lãi suất 7% cho khoản vay mua nhà trong 12 tháng đầu. Từ tháng 13 lãi suất sẽ được thả nổi theo công thức lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng + 3%

  • Ưu điểm: Lãi suất cố định ban đầu thường là mức lãi suất ưu đãi, do đó giúp khách hàng giảm chi phí lãi vay trong thời gian vốn gốc còn cao.
  • Nhược điểm: Sau thời gian ưu đãi lãi suất sẽ được thả nổi. Lúc này khi lãi suất thị trường tăng thì đồng nghĩa với mức lãi suất khách hàng phải chịu cũng sẽ tăng cao hơn.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Khi vay vốn ngân hàng ngoài việc quan tâm lãi suất vay bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng. Có 2 cách tính lãi suất phổ biến hiện nay, cụ thể:

Tính trên dư nợ gốc

Tính trên dư nợ gốc là cách thức tính lãi theo đó tiền lãi được tính theo dư nợ gốc không thay đổi mỗi tháng. Cách này có thể được hiểu đơn giản là dù gốc có giảm nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Theo đó, bạn có thể tính theo công thức như sau:

Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng

Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng

Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/12 tháng + tiền lãi trả hàng tháng

Ví dụ: Anh Tùng đi vay 100.000.000 VNĐ, trong thời hạn 1 năm (12 tháng). Trong suốt 12 tháng, lãi suất luôn được tính trên số tiền nợ gốc là 100.000.000 VNĐ. Với lãi suất là 12%/năm thì số tiền anh Tùng cần trả là:

  • Tiền lãi phải trả hàng tháng = 100.000.000 * 12%/12 = 1.000.000 VNĐ
  • Số tiền anh Tùng phải trả hàng tháng = 100.000.000/12 + 1.000.000 = 9.333.333 VNĐ
  • Sau 12 tháng số tiền anh Tùng cần trả cho ngân hàng là 112.000.000 VNĐ

Tính trên dư nợ giảm dần

Theo cách tính lãi trên dư nợ giảm dần thì lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó). Đây là cách tính phổ biến của các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu vay từ vay tiêu dùng đến vay sản xuất kinh doanh với hình thức thế chấp tài sản.

Trong nguyên tắc này, lãi suất ngân hàng được tính theo công thức:

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng

Ví dụ: Anh Tùng đi vay 100.000.000 VNĐ, trong thời hạn 1 năm (12 tháng). Vậy số tiền gốc mà anh Tùng sẽ phải trả hàng tháng là 8.333.333 VNĐ.

  • Tháng đầu tiên anh Tùng sẽ phải trả: 8.333.333 + 100.000.000 * 12%/12 = 9.333.333 VNĐ
  • Tháng thứ hai anh Tùng sẽ phải trả: 8.333.333 + (100.000.000 – 9.333.333) * 12%/12 = 8.333.333 + 906,667 = 9.240.000 VNĐ.
  • Tháng thứ ba anh Tùng sẽ phải trả: 8.333.333 + (100.000.000 – 9.333.333 – 9.240.000) * 12%/12 = 8.333.333 + 814,267 = 9.147.600 VNĐ
  • Các tháng tiếp theo cũng áp dụng theo công thức này.

Công cụ tính lãi vay

Để ước tính số tiền lãi vay và vốn phải trả hàng tháng, bạn có thể sử dụng công cụ tính lãi vay trên website ngân hàng hoặc các website về tài chính khác. Các công cụ này khá đơn giản, bạn chỉ cần nhập số tiền vay, thời gian vay và lựa chọn hình thức vay tương ứng. Hệ thống sẽ trả về kết quả ước tính chi tiết số lãi bạn phải trả cho ngân hàng trong suốt thời gian vay vốn.

Cách sử dụng công cụ tính lãi vay:

Bảng tính lãi vay ngân hàng mua nhà mới nhất năm 2022

  • Bước 2: Nhập thông tin số tiền vay, kỳ hạn vay và lãi suất vay. Hệ thống sẽ trả về kết quả ước tính số lãi phải trả tương ứng

Bảng tính lãi vay ngân hàng mua nhà mới nhất năm 2022

Lãi suất vay 10 ngân hàng tốt nhất hiện nay

Khi có nhu cầu vay vốn điều khách hàng quan tâm hàng đầu là lãi suất vay ra sao và các chương trình ưu đãi của ngân hàng cho vay như thế nào? Hiện nay để đáp ứng và phục vụ khách hàng tốt nhất có rất nhiều ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất cho vay của mình ở mức tương đối thấp.

Dưới đây là top 10 ngân hàng có lãi suất vay thấp nhất tháng 05/2022, bạn nên tham khảo:

Tên ngân hàng Lãi suất vay (%/năm)
Vay tín chấp Vay thế chấp
Vietcombank 10,8 - 14,4 7,5
Vietinbank 9,6 7,7
VIB 17 8,8
VPBank 20 6,9 - 8,6
ACB 27 7,5 - 9,0
Sacombank 9,5 7,5 - 8,5
BIDV 11,9 6,6 - 7,8
TPBank 17 6,9 - 9,9
Maritime Bank 23,2 6,99
OCB 20 5,99-7,2

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy

- Nếu bạn đang có nhu cầu vay thế chấp, bạn nên lựa chọn ngân hàng BIDV vì ngân hàng này đang có chương trình ưu đãi, vay thế chấp chỉ từ 6,6 - 7,8%/năm. Bên cạnh đó thì còn có thể kể đến như: Vietinbank, Vietcombank, TPbank, VPBank,... 

Mỗi ngân hàng đều sở hữu một đặc điểm và thế mạnh riêng có, với ngân hàng Vietcombank giá trị khoản vay thường lên đến tối đa 75% giá trị tài sản đảm bảo. Lựa chọn sản phẩm vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng BIDV bạn sẽ được hưởng mức lãi suất cực ưu đãi chỉ từ 4,9%, hạn mức cho vay lên đến 70 - 80% trong thời gian tối đa 20 năm...

- Nếu bạn không có tài sản đảm bảo, bạn có thể lựa chọn hình thức vay tín chấp tại ngân hàng Sacombank, hiện tại ngân hàng này đang cho vay tín chấp lãi suất thấp, chỉ từ 9,5%/năm. 

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các ngân hàng khác như VIB, Sacombank, Maritimebank... sở hữu những mức lãi suất cho vay tín chấp năm 2020 hấp dẫn, đáp ứng vốn vay nhanh chóng và không cần tài sản đảm bảo, dành cho những khách hàng cần vay vốn gấp, ngắn hạn hoặc trung hạn.

Để hiểu rõ hơn về các điều kiện để hưởng mức lãi suất này. Bạn có thể liên hệ ngay với chi nhánh/phòng giao dịch gần nhất hoặc đăng ký ngay nhận tư vấn miễn phí:

Đăng ký ngay

Nhóm ngân hàng có lãi suất vay mua nhà thấp nhất

Ngân hàng Lãi suất (%/năm)
BIDV 7,3%
Vietcombank 7,5%
Vietinbank 7,7%
HongLeong Bank 6,5%
Standard Chartered 6,45%
Woori Bank 7%

Có thể thấy những ngân hàng có lãi suất vay mua nhà tốt nhất hiện nay đều là các ngân hàng nước ngoài hoặc các ngân hàng lớn tại Việt Nam. Nhóm các ngân hàng nước ngoài như Standard Chartered, HongLeong Bank...lãi suất giao động từ 6,45% - 6,5%/năm. Nhóm các ngân hàng lớn tại Việt Nam như BIDV, Vietcombank, Vietinbank...có mức lãi suất giao động từ 7,3% - 7,7%/năm. 

Nhóm ngân hàng có lãi suất vay mua ô tô thấp nhất

Ngân hàng Lãi suất (%/năm)
Vietinbank 7,7%
Vietcombank 7,5%
BIDV 7,3%
MBBank 6,6%
Shinhan Bank 8%
Standard Chartered 7,35%
HongLeong Bank 8,25%
Woori Bank 7%

Lãi suất vay mua xe ô tô thấp nhất hiện ở mức 6,6%/năm áp dụng cho khoản vay tại MBBank. Trong số các ngân hàng lớn thì hiện BIDV đang là ngân hàng có lãi suất vay mua xe ưu đãi nhất ở mức 7,3%/năm. Nếu như bạn có ý định mua xe thì có thể lựa chọn một trong những ngân hàng trên để được áp dụng lãi suất ưu đãi.

Nhóm ngân hàng có lãi suất vay tín chấp ưu đãi nhất

Ngân hàng Lãi suất (%/năm)
 Vietcombank  10%
 VIB  17%
 Sacombank   11%
 Vietcombank  15%
 BIDV 11,9%
 Vietcombank 16%
VPbank 17,9%

=>> Đăng ký vay tiêu dùng nhanh chóng tại VPBank tại đây khi có nhu cầu.

Trong khi lãi vay thế chấp thì thường được tính trên dư nợ giảm dần thì lãi vay tín chấp sẽ được áp dụng trên dư nợ ban đầu hoặc dư nợ giảm dần tùy ngân hàng. Do đó khi nhân viên ngân hàng đưa ra mức lãi suất vay thì bạn cần hỏi rõ xem lãi suất đó được áp dụng theo phương pháp nào. Thường thì lãi suất trên dư nợ ban đầu sẽ thấp hơn lãi suất trên dư nợ giảm dần nhưng khi tính ra số lãi phải trả thì chưa chắc đã thấp hơn.

Bảng lãi suất vay tín chấp bên trên hầu hết đều được tính trên dư nợ giảm dần và lãi suất được cố định trong suốt thời gian vay vốn. Để vay được ở những ngân hàng trên thì khách hàng cần có thu nhập từ lương chuyển khoản, ổn định, đủ khả năng trả nợ. 

Một số câu hỏi khi vay vốn ngân hàng

Dưới đây là một số câu hỏi giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về lãi vay ngân hàng mà bạn có thể tham khảo.

Nên chọn thời hạn vay tại ngân hàng thế nào cho hợp lý?

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian trong kì hạn vay đã thỏa thuận của các ngân hàng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay.

Vậy nên chọn thời hạn vay tại ngân hàng thế nào cho hợp lý? Để trả lời cho câu hỏi này thì còn phải tùy thuộc vào điền kiện cụ thể của từng khách hàng, tuy nhiên chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn.

  • Nếu chọn thời gian vay ngắn: Với khoản vay kì hạn ngắn sẽ giúp thời gian trả nợ rút ngắn và số tiền gốc giảm đi nhiều sau mỗi lần trả. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý tính toán chi tiết để số tiền trả nợ hàng tháng không vượt quá 50% tổng thu nhập, tránh tình trạng không kiểm soát được tình hình tài chính cá nhân của mình.
  • Nếu chọn thời gian vay dài: Thì mức trả hàng tháng ít đi, giúp cho áp lực trả nợ trong thời gian đầu giảm nhẹ.

Nợ quá thời hạn khi vay vốn tại ngân hàng thì cần làm gì?

Khi đã tới thời hạn cho vay mà khách hàng không thể hoàn trả cả vốn lẫn lãi, thay vì để nợ quá hạn thì bạn hãy lưu ý những điều sau:

  • Hãy trao đổi trực tiếp với ngân hàng về lí do bạn trả nợ quá hạn để tìm biện pháp xử lí tốt nhất.
  • Hãy đề ra những hướng giải quyết khoản nợ của bạn: Tình hình thu nhập của bạn, kế hoạch trả nợ, thời gian cam kết trả nợ…
  • Bạn cần chủ động và nhạy bén để đưa ra mức lãi suất thấp hơn để giảm số tiền phải trả cho mình.
  • Nếu bạn bị quên kì hạn trả nợ thì hãy nhanh chóng hoàn thành tiền gốc và lãi trong khoảng thời gian sớm nhất.
  •  Nếu trong trường hợp bạn không còn có khả năng trả nợ như bị mất việc, vỡ nợ, ốm đau… hãy cùng bàn với bên tổ chức tài chính để tạo phương án hỗ trợ mình trong khoản thời gian khó khăn.

Chọn vay tại ngân hàng nào tốt nhất?

Thông thường khi đi vay, khách hàng sẽ chọn ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp nhất, tuy nhiên với những ngân hàng này sẽ có một tiêu chuẩn đó là khả năng tài chính của bạn phải tốt, minh bạch, rõ ràng và chứng minh được. Ví dụ như công ty cần phải khai báo thuế đúng thực tế, nhận lượng qua chuyển khoản ngân hàng…

Thế nên để chọn được một ngân hàng tốt bạn cần xem ngân hàng đó có những yêu cầu mà bạn đáp ứng được hay không. Tùy từng trường hợp cụ thể khách hàng sẽ cân nhắc về giá trị khoản vay, thời hạn vay và mức lãi suất để chọn được ngân hàng tốt nhất cho mình.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Tham khảo anh em, bạn bè và người thân tư vấn, những người đã từng đi vay sẽ có kinh nghiệm tư vấn cho bạn
  • Bạn có thể gọi trực tiếp tới ngân hàng yêu cầu tham khảo lãi suất cho vay và tư vấn trực tiếp cho bạn.

Mức lãi suất vay ngân hàng được áp dụng hiện nay đang dành nhiều những lợi thế cho người đi vay. Đặc biệt khi các ngân hàng đang trong giai đoạn cạnh tranh giành khách hàng, cuộc đua “lãi suất” sẽ giúp khách hàng tiếp cận được nguồn vốn một cách dễ dàng hơn.

Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍ
Đăng ký ngay