Các nội dung của kiểm soát thủ tục hành chính nhà nước

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Chức vụ Họ và tên
 Cục trưởng  Ngô Hải Phan
 Phó Cục trưởng  Nguyễn Duy Hoàng
 Phó Cục trưởng  Đỗ Thái Hà
 Phó Cục trưởng  Trần Quang Hồng

Chức năng, nhiệm vụ [theo Quyết định số 1215/QĐ-VPCP ngày 15/12/2016]:

Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi cả nước; tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, là đơn vị dự toán cấp III theo quy định của pháp luật; có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Administrative Procedures Control Agency, viết tắt là APCA.

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định này, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án chung về cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính trong từng giai đoạn để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.

2. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thẩm tra và theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, báo cáo và công việc thường xuyên khác về cải cách hành chính nhà nước; hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

4. Tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính; kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi cả nước; tổ chức rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

5. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính.

6. Phối hợp với Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ thẩm tra các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và chế độ công chức, công vụ.

7. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước.

8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính [trừ các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, pháp luật hoặc khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do Vụ Đổi mới doanh nghiệp chủ trì, xử lý; các đơn, thư phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân do Vụ I chủ trì, xử lý].

9. Chủ trì, phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Trung tâm Tin học xây dựng, quản lý, vận hành về nội dung đối với Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính; Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; Trang thông tin điện tử tổng hợp của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.

10. Chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa giáo - Văn xã và đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương.

11. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nghiên cứu, đề xuất hoặc chủ động nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và quy định có liên quan; nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay trong cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính trình cấp có thẩm quyền quyết định.

12. Giúp việc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

13. Chủ trì, phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ trong hợp tác quốc tế, huy động và sử dụng các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để tăng cường công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính.

14. Chủ trì, phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng triển khai công tác truyền thông về cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính.

15. Tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, giao ban định kỳ, đột xuất về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính đối với các bộ, ngành, địa phương để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

16. Báo cáo định kỳ [hàng quý, một năm] hoặc đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính theo yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm.

17. Lựa chọn và ký hợp đồng với chuyên gia tư vấn trong, ngoài khu vực nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao sau khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm đồng ý.

18. Quản lý tài chính, tài sản và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Văn phòng Chính phủ.

19. Cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính gồm: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối kinh tế tổng hợp; Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối kinh tế ngành; Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối khoa giáo văn xã; Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối nội chính; Văn phòng.

Thứ ba,04/01/2022 14:28

Xem với cỡ chữ

Theo kế hoạch, Hà Nội xác định 8 nhóm nội dung trong công tác kiểm soát TTHC năm 2022 trên địa bàn thành phố. Cụ thể, sẽ nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác kiểm soát TTHC, cải cách TTHC.

Thành phố sẽ quy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong kiểm soát và cải cách TTHC.

Trong đó, tập trung vào trách nhiệm công khai, minh bạch trong việc tiếp cận, giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp, đối thoại về TTHC và việc xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính.

Bên cạnh đó, rà soát, đơn giản hóa TTHC, cắt giảm các loại giấy tờ không cần thiết, tiết giảm đến mức thấp nhất chi phí tuân thủ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC. Kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC, tập chung kiểm tra việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và việc giải quyết TTHC tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố. Rà soát, chuẩn hóa TTHC của các cấp trên địa bàn thành phố. Bảo đảm tất cả các TTHC được công khai theo quy định của pháp luật và quy định của thành phố.

Kiểm soát chặt chẽ TTHC trong dự thảo quyết định công bố TTHC do các sở, ban, ngành trình Chủ tịch UBND thành phố công bố theo thẩm quyền; tăng cường công khai, minh bạch TTHC. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định pháp luật. Thực hiện hiệu quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp thành phố, cấp huyện và cấp xã, chú trọng việc triển khai thực hiện đổi mới mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” trên địa bàn thành phố. Tăng cường dụng CNTT trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Thành phố cũng xây dựng các kế hoạch nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát TTHC năm 2022. Bảo đảm chất lượng thẩm định, đánh giá tác động của TTHC được quy định trong dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND thành phố Hà Nội.

UBND thành phố giao Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nội dung của kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời phản ánh về Văn phòng UBND thành phố để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

Video liên quan

Chủ Đề