Cách mở máy tính trong máy tính

Cách mở máy tính trong máy tính

Cách mở máy tính trong máy tính
Cách mở máy tính trong máy tính

Game Tài Xỉu, Xóc Đĩa Uy Tín 2022

Làm thế nào để mở Calculator? Bài viết này mình sẽ hướng dẫn rất nhiều cách mở Máy tính (Calculator) trên laptop Windows 7 /10 /11.

Calculator là một chương trình tính toán cực kỳ hữu ích trên Windows, nó được Microsoft tích hợp sẵn cho tất cả các phiên bản hệ điều hành Windows. Bạn có thể sử dụng nó để tính toán như chiếc máy tính cầm tay ngoài đời thực. Hiện tại thì có rất nhiều cách mở ứng dụng Máy tính trên Windows 7/ 10/ 11 như mở từ Menu Start, mở bằng Cortana, sử dụng lệnh, cài phím tắt để mở, ghim vào thanh Taskbar, đặt biệt là mẹo sư dụng Calculator trực tuyến.

Giờ đây, bạn hãy lướt xuống bài viết bên dưới để tham khảo cách thực hiện nhé, lưu ý là hãy lựa chọn cách mở Máy tính (Calculator) mà bạn thích để sử dụng như một thói quen nhé. Nào cùng bắt đầu thôi!

1. Mở Máy tính (Calculator) bằng Cmd và hộp thoại Run

Với cách này bạn có thể áp dụng được cho tất cả các hệ điều hành Windows trên máy tính và laptop. Các bước thực hiện như sau.

Mở bằng hộp thoại Run:

Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp Run, sau đó nhập từ khóa "calc" vào mục Open và nhấn Enter. Ngay lập tức Ứng dụng Calculator sẽ được mở.

Cách mở máy tính trong máy tính

Mở bằng Cmd:

Khởi động chương trình Cmd lên, sau đó nhập lệnh calc => Enter.

Cách mở máy tính trong máy tính

2. Mở Máy tính (Calculator) thong qua Menu Start

Đối với Windows 10 / 11

Ngoài ra, để đơn giản hơn bạn có thể nhấn vào nút Start Menu và nhập Calc vào hộp tìm kiếm là xong. Hoặc nhấn Windows + S để mở giao diện tìm kiếm, sau đó nhập calc rồi nhấn Enter vẫn được luôn nhé.

Cách mở máy tính trong máy tính

Đối với Windows 7

Trong Windows 7 thì bạn hãy nhấn vào Menu Start, sau đó tìm chương trình Máy tính trong mục Accessories.

3. Mở Máy tính (Calculator) bằng cách tạo shortcut trên Desktop

Với cách này bạn áp dụng được cho cả Windows 7 /10 /11, các bước thực hiện như sau.

Bước 1: Click chuột phải vào trống trên màn hình desktop của bạn, sau đó chọn New => Shortcut.

Cách mở máy tính trong máy tính

Bước 2: Dán đường dẫn bên dưới vào mục Type the location... sau đó nhấn Next.

%WinDir%\System32\calc.exe

Cách mở máy tính trong máy tính

Bước 3: Đặt tên cho shortcut => chọn Finish.

Cách mở máy tính trong máy tính

Lúc này trên màn hình Desktop của bạn sẽ có một chương trình Máy tính (Calculator) với tên bạn vừa đặt ở bước tên, khi nào cần tính toán phép cộng trừ nhân chia thì hãy mở Shorcut đó lên là được.

Cách mở máy tính trong máy tính

Với cách làm này rất tiện cho những lần sử dụng tiếp theo. Bạn chỉ cần ra màn hình Desktop và mở chương trinh lên là được. Đặt biệt, sau khi thực hiện tạo Shortcut cho ứng dụng Máy tính, nếu muốn tiện hơn nữa thì có thể tạo phím tắt để mở. Hãy lướt xuống phần tiếp theo bên dưới để tham khảo cách thực hiện nhé.

4. Mở Máy tính (Calculator) bằng cách tạo phím tắt

Lưu ý: Trước khi bắt đầu, bạn phải đảm bảo là đã tạo shortcut Calculator trên màn hình Desktop.

Bước 1: Click chuột phải vào Shortcut bạn đã tạo => chọn Properties.

Cách mở máy tính trong máy tính

Bước 2: Cửa sổ Properties hiện lên, bạn chuyển qua tab Shortcut, bạn trỏ chuột vào mục Shortcut key rồi nhấn tổ hợp phím (phím tắt) mà bạn muốn cài cho ứng dụng Máy tính.

Ví dụ: Mình sẽ nhấn Ctrl + Alt + C, sau đó nhấp vào Apply => OK. Hoàn thành!

Cách mở máy tính trong máy tính

Sau khi thiết lập xong phím tắt thì giờ đây bạn chỉ cần nhấn tổ hợp bàn phím Ctrl + Alt + C là có thể mỏ được ứng dụng Calculator (Máy tính) rồi.

5. Ghim máy tính (Calculator) lên thanh Taskbar Windows 7/ 10 /11

Một giải pháp vô cùng hữu ích khác mà mình muốn giới thiệu đến các bạn, đó là tiến hành ghim ứng dụng Calculator lên trên thanh Taskbar. Với cách này thì bạn có thể áp dụng được cho hầu hết các hệ điều hành Windows, kể cả phiên bản Win 11 vừa ra mắt.

Thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần mở ứng dụng Calculator lên => Clic phải chuột vào icon ứng dụng Calculator => chọn Pin to Taskbar.

Cách mở máy tính trong máy tính

Với cách làm này bạn đã ghim icon Calculator vào thanh taskbar, giờ bạn muốn mở thì click chuột vào là sử dụng thôi.

6. Mẹo sử dụng Máy tính Calculator trực tuyến

Trên trình duyệt Chrome cho phép nhập phép tính để tính toán, bạn chỉ cần nhập phép tính vào là kết quả sẽ hiển thị ngay. Bạn không cần phải nhấn Enter nhé.

Lưu ý: Sử dụng các dấu sau để thực hiện các phép tính: nhân (*), chia (/), cộng (+), trừ (-)

Cách mở máy tính trong máy tính

Trường hợp bạn nhập phép tính xong rồi nhấn Enter thì Goolge sẽ hiển cả chương trình Máy tính để bạn sử dụng.

Cách mở máy tính trong máy tính

Một mẹo nữa đó là bạn chỉ cần nhập từ khóa "calculator" vào thanh tìm kiếm rồi Enter, lúc này chương trình máy tính trực tuyến sẽ hiện lên, bạn có thể sử dụng giống như ứng dụng Calculator trên Windows 7 /10 /11.

Cách mở máy tính trong máy tính

Lời kết: Trên là tổng hợp các cách mở Máy tính (Calculator) trên laptop Windows 7 /10 /11, các bạn hãy tham khảo và lựa chọn cách phù hợp với ban thân để sử dụng nhé. Chúc các bạn vui vẻ!

wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách khởi động máy tính nói chung (còn gọi là PC) trong cả chế độ thông thường và chế độ kiểm tra "an toàn" (safe mode). Chế độ an toàn sẽ chỉ nạp những chương trình mặc định vào máy tính, không khởi động chương trình khi bạn đăng nhập, đồng thời giảm chất lượng hiển thị của máy tính.

  1. 1

    Bạn cần chắc rằng máy tính đã được cắm điện. Nếu là máy tính để bàn thì bạn sẽ không thể bật máy lên nếu không cắm điện trước; còn máy tính xách tay (laptop) có thể chạy bằng pin, nhưng bạn cũng nên cắm điện để hạn chế tình trạng pin yếu hay những vấn đề khác khi khởi động.

    • Nếu bạn đang cắm điện máy tính vào thiết bị bảo vệ tăng áp (chẳng hạn như ổ cắm dài) thay vì ổ điện truyền thống trên tường, bạn cần chắc rằng bộ bảo vệ tăng áp đã được bật.
    • Dây sạc laptop thường cắm vào bên trái hoặc bên phải khung máy.

  2. 2

    Xác định nút nguồn của máy tính . Nút nguồn có biểu tượng hình tròn với đoạn thẳng xuyên dọc qua phía trên. Vị trí của nút nguồn thường khác nhau tùy theo máy tính, nhưng thông thường sẽ nằm ở một trong những vị trí sau:

    • Với máy tính xách tay – Nằm ở bên trái, bên phải hoặc phía trước thân máy. Đôi khi nút nguồn cũng được thiết kế tương tự một phím bấm ở gần đầu bàn phím, hoặc như một nút bấm nằm trong khu vực phía trên/dưới bàn phím.
    • Với máy tính để bàn - Ở đằng trước hoặc sau đầu CPU, đây là bộ phận chứa phần cứng có hình hộp được nối với màn hình máy tính. Một số máy tính để bàn iMac có nút nguồn nằm ở đằng sau màn hình hoặc bàn phím.

  3. 3

    Nhấn vào nút nguồn . Bạn không cần phải nhấn giữ nút nguồn để bật máy tính. Thông thường, máy tính sẽ bắt đầu phát ra tiếng quạt tản nhiệt bên trong cùng với âm thanh quay của ổ đĩa; sau vài giây, màn hình sẽ sáng lên và hiển thị màn hình khởi động hoặc đăng nhập, tùy vào trường hợp máy tính đang tắt hay ngủ đông (sleep).

    • Với laptop, bạn cần mở màn hình lên khỏi thân máy để bật màn hình.
    • Nếu máy tính để bàn không bật, hãy thử nhấn nút nguồn của màn hình. Có thể là máy tính đã bật nhưng màn hình thì chưa.

  1. 1

    Nhấn vào nút nguồn trên máy tính . Nút nguồn có biểu tượng hình tròn với đoạn thẳng xuyên dọc qua phía trên. Để nạp chế độ an toàn trên máy tính Windows 8 hoặc 10, bạn cần khởi động máy tính trong chế độ bình thường trước.

    • Nếu cần thiết, bạn có thể cắm dây điện hoặc cục sạc của máy tính vào nguồn điện trước khi tiếp tục.

  2. 2

    Nhấp vào màn hình khởi động. Sau khi máy tính khởi động (hoặc thức dậy nếu sleep), bạn sẽ thấy màn hình với hình ảnh và thời gian ở góc dưới bên trái. Khi nhấp vào màn hình này, màn hình chọn của người dùng sẽ hiện lên.

  3. 3

    Nhấp vào biểu tượng nguồn . Nút nguồn có biểu tượng hình tròn với đoạn thẳng xuyên dọc qua phía trên ở góc dưới bên phải màn hình.

  4. 4

    Tìm phím Shift. Phím này nằm ở bên trái bàn phím máy tính.

  5. 5

    Nhấn giữ phím Shift đồng thời nhấp Restart. Tùy chọn Restart sẽ hiện ra phía trên hoặc dưới biểu tượng nguồn; máy tính sẽ khởi động lại và nạp trình đơn tùy chọn nâng cao Advanced Options, từ đây chúng ta có thể chọn safe mode.

    • Có thể bạn cần nhấp vào Restart anyway sau khi kích Restart. Trong trường hợp này, hãy cứ nhấn giữ phím Shift.

  6. 6

    Chờ máy tính nạp màn hình Advanced Options. Màn hình này có màu xanh với chữ trắng.

  7. 7

    Nhấp vào Troubleshoot (Xử lý sự cố). Tùy chọn này nằm giữa màn hình.

  8. 8

    Nhấp vào Advanced options nằm cuối màn hình.

  9. 9

    Nhấp vào Startup Settings (Cài đặt khởi động). Tùy chọn nằm bên phải màn hình.

  10. 10

    Nhấp vào Restart. Nút này nằm gần góc dưới bên phải màn hình.

  11. 11

    Chờ máy tính khởi động lại. Khi đó, màn hình xanh với chữ trắng sẽ hiện ra.

  12. 12

    Nhấn phím 4 để chọn "Safe Mode". Thao tác này sẽ xác nhận rằng bạn muốn khởi động lại máy tính trong chế độ an toàn.

  13. 13

    Chờ máy tính khởi động lại trong chế độ an toàn. Tùy vào tốc độ xử lý của máy tính mà thời gian diễn ra quá trình này sẽ khác nhau.

  1. 1

    Tìm phím F8. Phím này nằm ở hàng phím trên cùng của bàn phím máy tính. Khi máy tính khởi động, bạn cần nhấn giữ phím F8 để truy cập vào bảng tùy chọn safe mode.

    • Nếu máy tính có phím Fn ở phía dưới bên trái bàn phím thì bạn cần nhấn phím này đồng thời với F8 để kích hoạt chế độ an toàn.

  2. 2

    Nhấn nút nguồn của máy tính . Máy tính sẽ khởi động.

    • Nếu máy tính chỉ ngủ, hãy nhấn giữ nút nguồn cho đến khi máy tính tắt đi, sau đó nhấn thêm lần nữa để mở máy tính.

  3. 3

    Nhấn giữ phím F8. Bạn cần tiến hành ngay sau khi máy tính bắt đầu khởi động. Thao tác này sẽ khởi chạy trình đơn khởi động với tùy chọn để đi vào chế độ safe mode.

    • Nếu không có gì xảy ra khi bạn nhấn giữ F8, hãy khởi động lại máy tính rồi nhấn giữ Fn+F8.

  4. 4

    Nhấn phím cho đến khi "Safe Mode" được chọn. Phím này nằm bên phải bàn phím.

  5. 5

    Nhấn phím Enter khi "Safe Mode" được chọn. Máy tính sẽ khởi động vào chế độ an toàn.

  1. 1

    Tìm phím Shift trên máy tính Mac. Phím này nằm bên trái trên hầu hết bàn phím máy tính Mac.

    • Nếu cần thiết, bạn có thể cắm dây điện hoặc cục sạc của máy tính Mac vào nguồn điện trước khi tiếp tục.

  2. 2

    Nhấn nút nguồn của máy tính Mac . Máy tính Mac sẽ bắt đầu khởi động.

    • Nếu máy tính đang ngủ, trước tiên bạn cần nhấn giữ nút nguồn cho đến khi máy tính tắt đi, sau đó nhấn nút nguồn lần nữa để khởi động máy tính Mac.

  3. 3

    Nhấn giữ phím Shift. Bạn cần tiến hành ngay sau khi máy tính Mac khởi động.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Thả phím Shift ra khi biểu tượng Apple xuất hiện. Biểu tượng màu xám này sẽ có một thanh tiến trình bên dưới. Sau khi thanh này nạp đầy, bạn sẽ có thể đăng nhập máy tính Mac và truy cập hệ thống trong chế độ an toàn.

  • Trên cả máy tính Mac và PC, bạn đều sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu để đăng nhập tài khoản sau khi máy tính khởi động xong.
  • Bạn có thể thoát chế độ an toàn bằng cách khởi động lại máy tính. Cách này áp dụng được cho cả PC và Mac.

  • Bạn luôn phải hỏi ý kiến chủ sở hữu máy tính trước khi sử dụng máy tính của họ và truy cập safe mode.

  1. https://support.apple.com/en-us/HT201262

JL

Cùng viết bởi:

Tác giả & Biên tập viên viết về công nghệ

Bài viết này đã được cùng viết bởi Jack Lloyd. Jack Lloyd là tác giả và biên tập viên làm việc cho wikiHow. Anh có hơn hai năm kinh nghiệm viết và biên tập các bài viết về công nghệ. Anh là người đam mê công nghệ và là giáo viên tiếng Anh. Bài viết này đã được xem 44.895 lần.

Chuyên mục: Máy tính

Trang này đã được đọc 44.895 lần.