Đề bài - báo cáo bài thực hành 2

Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước [1], khuấy đều cho tan hết. Lấy chừng ấy thuốc tím bỏ vào cốc nước [2]. Lần này cho từ từ, rơi từng mảnh. Để cốc nước lặng yên, không khuấy hay động vào. Quan sát sự đổi màu của nước ở những chỗ có thuốc tím [càng chờ lâu kết quả càng rõ]. So sánh màu nước của 2 cốc.

Đề bài

Thí nghiệm 1

Sự lan tỏa của amoniac:

- Thử trước để thấy amoniac làm quì tím tẩm nước đổi sang màu xanh

- Bỏ một mẩu giấy quì tím tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm. Lấy nút có dính bông được tẩm dung dịch amoniac [từ dung dịch này, khí amoniac sẽ bay ra], đậy ống nghiệm. Quan sát sự đổi màu của giấy quì tím.

Thí nghiệm 2

Sự lan tỏa của kali pemanganat [thuốc tím] trong nước:

Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước [1], khuấy đều cho tan hết. Lấy chừng ấy thuốc tím bỏ vào cốc nước [2]. Lần này cho từ từ, rơi từng mảnh. Để cốc nước lặng yên, không khuấy hay động vào. Quan sát sự đổi màu của nước ở những chỗ có thuốc tím [càng chờ lâu kết quả càng rõ]. So sánh màu nước của 2 cốc.

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

1.Thí nghiệm 1:

- Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- Giải thích: Do khí amoniac từ bông đã di chuyển theo các phân tử không khí trong bình, tới giấy quỳ thì làm giấy quỳ hoá xanh.

2.Thí nghiệm 2:

- Hiện tượng:

Ở cốc 1, sau khi khuấy thì cốc nước có màu tím.

Ở cốc 2, chỉ có những chỗ có thuốc tím thì có màu tím, nhưng để lâu thì hết cốc nước sẽ có màu tím.

- Giải thích:

Ở cốc 1 là do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc có màu tím.

Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.

Video liên quan

Chủ Đề