Dịch hà nam ở đâu

Hà Nam: Cách ly y tế một thôn có 21 F0, 200 F1

Tối 22/12, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam cho biết, trong ngày trên địa bàn ghi nhận 19 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 13 F0 được phát hiện trong thời gian cách ly tại nhà.

Luỹ kế trong đợt dịch mới từ ngày 19/9 đến nay, tỉnh Hà Nam ghi nhận 1.684 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.

Trong số đó, 793 trường hợp phát hiện ở khu phong tỏa, tại nhà; 574 trường hợp phát hiện tại các khu cách ly; 55 trường hợp tại cộng đồng và 262 trường hợp qua sàng lọc tại các cơ sở y tế.

TP Phủ Lý là địa phương có số ca mắc cao nhất của tỉnh Hà Nam với 711 trường hợp. Rất nhiều F0 được phát hiện ở khu vực phong tỏa và tại nhà.

Hà Nam phát hiện 793 trường hợp F0 ở khu phong tỏa, tại nhà.

Trong đợt dịch mới, tỉnh Hà Nam đã phát huy hiệu quả vai trò của 4.709 tổ COVID-19 cộng đồng và 270 chốt liên ngành, kiểm soát dịch tại các khu vực giám ranh, khu vực phong toả, giãn cách, khu cách ly tập trung.

Hiện toàn tỉnh Hà Nam còn 2.152 F1 đang cách ly y tế [trong đó 120 người đang cách ly tập trung và 2.032 người cách ly tại nhà].

Để bảo đảm công tác cách ly tại nhà được thực hiện đúng quy định, Sở Y tế tỉnh Hà Nam yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác quản lý, giám sát người thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú.

Các địa phương đều phải thực hiện treo biển "Gia đình đang có F1 cách ly y tế" trước cửa mỗi nhà và thường xuyên kiểm tra việc chấp hành, đồng thời huy động sự giám sát của người dân.

Xem video đang được quan tâm:

Triển khai tiêm mũi 3, nguồn vaccine ở đâu?


Nhật Tân

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam cho biết, trong ngày 29/9, Hà Nam đã ghi nhận thêm 36 trường hợp dương tính với virus SARS- CoV-2.

Cụ thể,  chiều tối ngày 29/9, Hà Nam ghi nhận thêm 11 trường hợp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế gắn mã bệnh, trong đó, có 8 ca bệnh được phát hiện trong khu cách ly và 3 ca bệnh ở cơ sở y tế.

Trưa 29/9, CDC Hà Nam ghi nhận 25 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 14/25 trường hợp là công nhân Công ty Espoir và Công ty Dream Plastic thuộc KCN Châu Sơn [TP. Phủ Lý].

Như vậy, trong ngày 29/9, tỉnh Hà Nam đã ghi nhận tổng cộng 36 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc mới trên địa bàn tỉnh tính từ chiều 19/9 [kể từ khi phát hiện ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2] đến chiều ngày 29/9 là 261 ca bệnh.

Theo phân tích dịch tễ, các ca bệnh được phát hiện tập trung chủ yếu ở TP Phủ Lý với 213 trường hợp, tiếp theo là huyện Thanh Liêm với 22 trường hợp, huyện Kim Bảng 18 trường hợp; Bình Lục 4 trường hợp. Thị xã Duy Tiên, huyện Lý Nhân mới ghi nhận 2 trường hợp mắc.

Về nguồn lây, đa số các ca bệnh đều đã xác định được nguồn lây, chủ yếu được phát hiện ở các khu vực đã phong tỏa; khu vực trường học ghi nhận 60 ca; khu vực doanh nghiệp có khoảng 50 ca mắc. Ngoài ra, vẫn có 7 ca bệnh hiện chưa xác định được nguồn lây.

Quản lý chặt F1, không để xảy ra lây nhiễm chéo

Trước đó, ngày 28/9, Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam đã ban hành văn bản số 103/TTCH-KGVX về việc tập trung phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam yêu cầu Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Nam; Ủy ban nhân dân và Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tại các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo các lực lượng liên quan thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.

Quản lý chặt chẽ các trường hợp F1 theo đúng quy định. Không để xảy ra lây nhiễm chéo trong lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, trong trường học, cộng đồng dân cư và khu cách ly tập trung.

Chỉ đạo, tăng cường các lực lượng phối hợp trong việc tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, đúng quy định.

Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khen thưởng và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân thuộc lực lượng tuyến đầu chống dịch có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 19/9/2021 đến nay.

Dập dịch "thần tốc, triệt để", điều trị hiệu quả

UBND tỉnh Hà Nam cũng vừa ban hành văn bản số 2549/UBND-KGVX gửi các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Văn bản nêu rõ, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong những ngày qua diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, đã ghi nhận nhiều ca F0 trong cộng đồng và tại một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất cao, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung quyết liệt thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định, giải pháp phòng, chống dịch.

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban quản lý các Khu công nghiệp và các lực lượng liên quan tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, kiểm soát các ổ dịch, không để lây lan diện rộng, dập dịch với tinh thần “thần tốc và triệt để”, điều trị F0 hiệu quả, quản lý chặt chẽ F1 theo đúng quy định.

Thứ ba, tăng cường công tác xét nghiệm theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế và các Kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh, của Chủ tịch UBND tỉnh.

UBND tỉnh Hà Nam giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện, ứng dụng các giải pháp công nghệ trong công tác điều trị, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm và tổng hợp các mẫu gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các đơn vị khác [khi cần thiết] bảo đảm nhanh, khoa học, an toàn, chính xác, hiệu quả [bàn giao mẫu theo danh sách cụ thể, rõ ràng].

Thứ tư, rà roát mở rộng, nâng cao năng lực điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, các trung tâm y tế tuyến huyện đáp ứng tình huống bệnh nhân COVID-19 gia tăng. Sở Y tế chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện đề xuất đảm bảo oxy y tế cho công tác cấp cứu điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại văn bản số 6976/BYT-CT ngày 24/8/2021.

Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu

Thứ năm, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng phương án nâng cao năng lực cách ly tập trung trên địa bàn; kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lây nhiễm chéo tại các khu cách ly tập trung.

Thứ sáu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo nắm bắt thông tin liên quan sức khỏe, dịch tễ của cán bộ, nhân viên, giáo viên, phụ huynh, học sinh các cơ sở giáo dục, nhất là trên địa bàn thành phố Phủ Lý; kịp thời báo cáo, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp đồng thời quan tâm chỉ đạo thực hiện dạy và học trực tuyến bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Thứ bẩy, tăng cường ứng dụng công cụ quản lý dữ liệu xét nghiệm COVID-19 quan website:xnhn.itrithuc.vn. Giao Sở Y tế chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương các nội dung trên, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch; kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam các khó khăn, vướng mắc, các nội dung vượt thẩm quyền để xem xét, chỉ đạo./.


Tối 6/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] tỉnh Hà Nam công bố thêm 94 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 20 trường hợp liên quan đến những chùm ca bệnh tại các doanh nghiệp trên địa bàn, 20 trường hợp có biểu hiện ho sốt, 7 bệnh nhân từ TP. Hà Nội về địa phương, các trường hợp còn lại là F1 của các bệnh nhân đã được ghi nhận trước đó.

Luỹ kế kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9 đến thời điểm hiện tại, Hà Nam ghi nhận 2.904 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.

Theo CDC Hà Nam, khoảng từ 20/12/2021 số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh tăng cao, bình quân mỗi ngày có từ vài chục ca đến gần 100 ca mắc mới. Các bệnh nhân được thu dung điều trị tại Bệnh viện Dã chiến của tỉnh, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, các trung tâm y tế và Cơ sở thu dung, điều trị F0 cấp huyện, thị xã, thành phố.

Hà Nam kích hoạt các biện pháp chống dịch ở mức cao nhất.

Sau một thời gian được tập trung điều trị nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh và được xuất viện. Trong 2 ngày 4 và 5/1/2022 toàn tỉnh có 412 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại các cơ sở y tế của tỉnh Hà Nam khỏi bệnh và xuất viện.

Khẳng định việc tiêm chủng là cách bảo đảm an toàn cho nhân dân trước nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt khi xuất hiện các biến chủng mới, Hà Nam đã nỗ lực tìm kiếm và tiếp cận sớm nguồn vaccine để tiêm phòng COVID-19 cho người dân. Theo lộ trình, đến hết tháng 1/2022, toàn tỉnh sẽ có 104.679 người được tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại. Đến hết tháng 3/2022, có trên 894.000 người được tiêm đủ liều bổ sung và liều nhắc lại. Hiện tại, toàn tỉnh có trên 229.000 người được tiêm phòng mũi 3, trung bình mỗi ngày có gần 10.000 người được tiêm chủng các mũi tăng cường, liều nhắc lại.

Tại cuộc họp tăng cường các biện pháp chống dịch COVID-19, chuẩn bị các phương án bảo đảm chống dịch hiệu quả trong dịp Tết Nguyên đán, bà Lê Thị Thủy, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam yêu cầu: "Các địa phương tiến hành thành lập các tổ tiêm vaccine lưu động "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", không để sót các trường hợp thuộc diện phải tiêm, nhất là nhóm nguy cơ phải tiêm vaccine đầy đủ.

Đẩy nhanh công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi tăng cường. Ảnh: CDC Hà Nam

Đặc biệt, các địa phương, đơn vị cần xây dựng kịch bản để ứng phó với biến thể mới Omicron. Đồng thời bổ sung kịch bản, phương án ứng phó với dịch ở mức cao hơn, để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống, không để bị động, bất ngờ. Tỉnh Hà Nam sẽ khẩn trương tìm nguồn bổ sung, tăng cường thuốc điều trị COVID-19 cho các địa phương, chuẩn bị sẵn sàng để những người bệnh nền được cấp thuốc kịp thời.

Ngành y tế tiếp tục rà soát, kiểm tra trang thiết bị vật tư y tế, nguồn nhân lực để bảo đảm phục vụ phòng, chống dịch trong mọi tình huống; tập huấn cho lực lượng y tế cơ sở, y tế tư nhân, các lực lượng ở cơ sở tham gia, hỗ trợ chăm sóc, điều trị và giám sát F0 tại cơ sở, tại nhà; xây dựng kế hoạch huy động các lực lượng y tế trên địa bàn tham gia công tác phòng chống dịch khi số ca mắc tăng cao. Chính quyền các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát chặt chẽ người từ vùng dịch, từ địa phương có nguy cơ cao, người nhập cảnh đến/về địa bàn; chủ động rà soát chặt chẽ nhóm nguy cơ cao trên địa bàn để quản lý theo quy định.

Các huyện, thị xã, thành phố cần chủ động xây dựng các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn bảo đảm cho bệnh nhân F0 được tiếp cận nhanh nhất với các dịch vụ y tế và thuốc chữa bệnh; hỗ trợ, giám sát người nhiễm COVID-19 và F1 cách ly y tế tại nhà bảo đảm an toàn, không để lây lan dịch ra cộng đồng.

Nguồn: SKĐS

Video liên quan

Chủ Đề