Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng tiếng Anh

Mục lục bài viết

  • Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
  • Điều 1. Giải thích từ ngữ
  • Điều 2. Hàng hóa vận chuyển
  • Điều 3. Phương tiện vận tải
  • Điều 4. Địa điểm nhận hàng và giao hàng
  • Điều 5. Thời gian giao, nhận hàng
  • Điều 6. Thanh toán cước phí vận tải
  • Điều 7. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
  • Điều 8. Về giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa
  • Điều 9. Phương thức giao nhận hàng
  • Điều 10. Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa
  • Điều 11. Giải quyết hao hụt hàng hóa
  • Điều 12. Phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
  • Điều 13. Thỏa thuận khác
  • Điều 14. Giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Điều 15. Hiệu lực của hợp đồng

>>Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Luật Minh Khuê giới thiệu mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ để quý khách hàng tham khảo và sử dụng:

Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

>> Tải ngay:Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ

(Số: .../HĐVC)

Căn cứ Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ luật Thương mại của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 27 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ vào thỏa thuận, nhu cầu và khả năng đáp ứng của cả hai bên;

Ngày …. tháng …. năm 20…., chúng tôi gồm:

BÊN A (Bên thuê vận chuyển) : …………

Đại diện

: …………

Chức vụ: ………

Trụ sở chính

Điện thoại

Fax

Mã số thuế

Tài khoản

: ………………………………………

: ………………………………………

: ………………………………………

: ………………………………………

: ………………………………………

BÊN B (Bên vận chuyển) : …………………………

Đại diện

: ……………………………

Chức vụ: ……………….

Trụ sở chính

Điện thoại

Fax

Mã số thuế

Tài khoản

: ……………………………………

: ……………………………………

: ……………………………………

: ……………………………………

: ……………………………………

Hai bên cùng nhau thoả thuận, ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá với các điều khoản như sau:

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Vận đơn (Bill of Lading) là chứng từ vận chuyển đường biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng.

Điều 2. Hàng hóa vận chuyển

1. Bên A thuê bên B vận chuyển một (01) lô hàng: Kính xây dựng.

2. Bên B phải bảo đảm hàng hóa an toàn vì kính có tính chất dễ vỡ.

3. Bên A phải chi phí mua bảo hiểm hàng hóa.

4. Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng loại hàng ghi trong vận đơn (khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với loại hàng đó), có quyền yêu cầu bên A phải chịu phạt bốn mươi phần trăm (40%) giá trị tổng cước phí mà hai bên thỏa thuận.

Điều 3. Phương tiện vận tải

1. Bên A đã thỏa thuận với bên B vận chuyển lô hàng trên bằng một (01) phương tiện xe tải container 20 feet và phương tiện này phải đáp ứng đúng quy chuẩn pháp luật quy định.

2. Bên B chi phí mua bảo hiểm phương tiện vận tải

3. Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải được bảo đảm.

4. Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông để vận tải lô hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.

5. Trong trường hợp phương tiện vận tải hai bên thỏa thuận gặp sự cố ngoài ý muốn trước khi thực hiện hợp đồng, bên B phải báo lại cho bên A biết trước hai tư giờ (24 giờ) và có thể điều động phương tiện vận tải khác phù hợp để kịp thực hiện giao kết trong hợp đồng. Nếu bên A không xác nhận lại phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.

Điều 4. Địa điểm nhận hàng và giao hàng

1. Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại cảng ... do bên A giao.

2. Bên B giao hàng cho bên A tại kho số 02 của công ty bên A: số 7, Hàm Nghi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Điều 5. Thời gian giao, nhận hàng

1. Thời gian vận chuyển: ngày 12 tháng 5 năm 2014.

Bên A yêu cầu phương tiện vận tải bên B phải có mặt tại cảng ... lúc 15 giờ ngày 12 tháng 5 năm 2014. Sau thời gian xếp, kiểm tra số lượng và đóng bọc đảm bảo an toàn cho hàng hóa thì bên B phải vận chuyển hàng hóa tới kho hàng số 02 của bên A trước 23 giờ ngày 12 tháng 5 năm 2014.

(Lưu ý: Thành phố Hà Nội cấm container có trọng tải từ 2,5 tấn trở lên không được lưu hành trong thành phố từ 6 giờ đến 21 giờ trong ngày. Bên B chủ động tính toán về thời gian để đảm bảo đưa hàng đến đúng hẹn, nếu xảy ra sự cố phải báo ngay cho bên A để kịp thời giải quyết).

2. Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để giao sau ba tiếng (3 giờ) thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về và phải trả giá cước của loại hàng thấp nhất về giá vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không tìm thấy người đại diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau hai tiếng (2 giờ) có quyền nhờ ủy ban nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến rồi cho phương tiện về và yêu cầu thanh toán chi phí như trên.

3. Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt hợp đồng là năm phần trăm (5%) của tổng cước phí hai bên thỏa thuận với nhau/ giờ.

4. Trường hợp bên A xin vận chuyển đột xuất hàng hóa, bên B chỉ nhận chở nếu có khả năng. Trường hợp này bên A phải trả thêm cho bên B một khoản tiền bằng hai mươi phần trăm (20%) tổng giá cước vận chuyển mà hai bên đã thỏa thuận. Ngoài ra còn bên A phải trả thêm các khoản phí tổn khác cho bên B do điều động phương tiện vận tải đột xuất làm lỡ các hợp đồng đã ký với chủ hàng khác (nếu có). Trừ các trường hợp bên A có giấy điều động phương tiện vận chuyển hàng khẩn cấp theo lệnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải trở lên thì không phải nộp các khoản tiền bồi thường các chi phí tổn đó.

Điều 6. Thanh toán cước phí vận tải

1. Loại tiền thanh toán: VNĐ.

2. Tiền cước phí mà bên A phải thanh toán cho bên B gồm:

- Tiền cước vận chuyển hàng hóa.

- Tiền phụ phí vận tải, bao gồm: chi phí qua các trạm thu phí, phí tổn vật dụng chèn lót, lệ phí bến đỗ phương tiện.

Tổng cộng cước phí: mười triệu đồng (10.000.000 đồng).

3. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức: chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng.

4. Hai bên đồng ý thanh toán theo phương thức sau:

Bên A thanh toán 100% phí vận chuyển kể từ ngày bên A nhận đủ bộ chứng từ thanh toán bao gồm:

- Hóa đơn VAT

- Biên bản giao nhận hàng có xác nhận của đại điện bên nhận hàng.

Điều 7. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Các bên thỏa thuận, bên A phải đặt cọc trước một triệu đồng (1.000.000 đồng) để bảo đảm thực hiện hợp đồng.

2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm các bên hoàn thành nghĩa vụ của hợp đồng.

3. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ của hợp đồng, bên B được nhận nốt số tiền chín triệu đồng (9 triệu đồng) mà hai bên đã thỏa thuận ban đầu.

Điều 8. Về giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa

1. Bên B phải làm giấy xác nhận hàng hóa (có đủ và đúng như giao kết hợp đồng hay không), giấy xác nhận phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác nhận tại thời điểm nhận hàng mà bên A giao (ở cảng ...).

2. Bên A phải làm vận đơn cho lô hàng, ghi rõ tên hàng và số lượng (phải viết rõ ràng, không tẩy xóa, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán chồng; trường hợp cần sửa chữa, xóa bỏ phải có ký chứng thực). Bên A phải có trách nhiệm về những điều mình ghi vào vận đơn giao cho bên B.

3. Bên A phải đính kèm vận đơn với các giấy tờ khác giao cho bên B phòng trường hợp cần thiết để các cơ quan chuyên trách có thể yêu cầu xuất trình khi kiểm soát như:

- Giấy phép lưu thông loại hàng hóa đặc biệt.

- Biên bản các khoản thuế đã đóng.

- Và một số giấy tờ khác nếu có

Nếu bên A không giao đủ các giấy tờ khác cần thiết cho việc vận chuyển loại hàng hóa đó thì phải chịu trách nhiệm như: Phải chịu phạt chờ đợi tại khoản 3, Điều 4 của hợp đồng này, trường hợp hàng bị tịch thu vẫn phải trả đủ tiền cước đã thỏa thuận.

Điều 9. Phương thức giao nhận hàng

1. Do hàng hóa là kính xây dựng với tính chất dễ vỡ nên hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức container.

2. Bên A đề nghị bên B giao hàng đúng theo phương thức như đã thỏa thuận.

Điều 10. Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa

1. Bên A và bên B có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa.

Chú ý :

- Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do bên A chịu.

- Trong trường hợp bên A phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.

2. Trường hợp cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ hoặc ngày chủ nhật thì bên A phải báo trước cho bên B một ngày (24 giờ) trước khi thực hiện hợp đồng và phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính là một trăm nghìn đồng (100.000 đồng)/giờ (tấn).

3. Mức thưởng phạt

- Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên A sẽ thưởng cho bên B số tiền là một trăm nghìn đồng (100.000 đồng)/giờ.

- Xếp dỡ chậm bị phạt là: hai trăm nghìn đồng (200.000 đồng)/ giờ.

- Xếp dỡ hư hỏng hàng hóa phải bồi thường theo giá trị thị trường tự do tại địa điểm bốc xếp.

Điều 11. Giải quyết hao hụt hàng hóa

1. Nếu hao hụt dưới mức ba phần trăm (3%) tổng số lượng hàng thì bên B không phải bồi thường.

2. Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải).

3. Mọi sự kiện mất hàng bên A phải phát hiện và lập biên bản trước và trong khi giao hàng, nếu đúng thì bên B phải ký xác nhận vào biên bản, nhận hàng xong nếu bên A báo mất mát, hư hỏng bên B không chịu trách nhiệm bồi thường.

Điều 12. Phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

1. Bên nào vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng; mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như mất mát, hư hỏng tài sản phải trả chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại đó, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.

2. Nếu bên A đóng gói hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số lượng, trọng lượng số kính cần vận chuyển thì bên A phải chịu phạt thêm tám phần trăm (8% ) của tổng số tiền cước phải trả cho lô hàng đó.

3. Nếu bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hóa (lô kính cần vận chuyển) trong quá trình vận chuyển thì:

- Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu bên A đã tiến hành sửa chữa thì bên B phải đài thọ phí tổn.

- Nếu hư hỏng đến mức không còn khả năng sửa chữa thì bên B bồi thường toàn bộ giá trị số hàng hóa (số kính cần vận chuyển) đã bị hư hỏng cho bên A.

4. Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận chuyển thì phải chịu phạt theo mức lãi suất chậm trả của tín dụng ngân hàng là 1,125%/tháng tính từ ngày hết hạn thanh toán.

5. Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tám phần trăm (8%) giá trị phần tổng cước phí dự chi.

6. Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm, thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này, trừ các loại trách nhiệm bồi thường khi làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa lúc vận chuyển.

Điều 13. Thỏa thuận khác

1. Trong trường hợp xảy ra những sự kiện bất khả kháng do thiên nhiên (như lũ lụt, động đất, hỏa hoạn…) hay do hiện tượng xã hội (như cấm vận, đình công, đảo chính,…), không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xảy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

2. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nếu bên nào xảy ra sự kiện pháp lý ngoài ý muốn gây thiệt hại nghiêm trọng, bên xảy ra sự cố đó chứng minh được mình không có lỗi và lỗi này thuộc về bên thứ ba thì bên xảy ra sự cố đó được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng. Bên xảy ra sự cố có quyền yêu cầu bên thứ ba bồi thường về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín; trong đó về tài sản bao gồm phương tiện vận tải của bên B (nếu có thiệt hại) và hàng hóa của bên A đang được bên B vận chuyển mà gặp sự cố (nếu có thiệt hại).

Điều 14. Giải quyết tranh chấp hợp đồng

1. Hai bên cam kết thực hiện đúng theo những điều khoản đã nêu trong Hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, hai Bên sẽ cùng nhau bàn bạc, giải quyết trên tinh thần hợp tác hữu nghị và hòa giải.

2. Trường hợp không thể giải quyết vụ việc bằng hòa giải, hai bên đồng ý đưa vụ việc ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để giải quyết. Phán quyết của Tòa án là quyết định cuối cùng và hai bên phải chấp hành. Phí Toà án sẽ do bên có vi phạm chịu trách nhiệm thanh toán.

Điều 15. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …. tháng …. năm 20…. đến hết ngày …. tháng …. năm 20….

Hai bên sẽ họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng vào ngày …. tháng …. năm 20…..

Không bên nào được tự ý sửa đổi các điều khoản nói trên. Trường hợp có sự thay đổi phải có sự đồng ý của hai bên và được xác nhận bằng văn bản.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản bằng tiếng Việt (bản gốc, bản scan hoặc fax), mỗi bên giữ hai (02) bản tiếng Việt có giá trị ngang nhau về mặt pháp lý.

Thành phố ..., ngày …. tháng …. năm 20…..

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngaysố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê