Những hạn chế của bảo lưu điều ước quốc tế

Đề số 7: Bình luận về vấn đề bảo lưu và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế tạiViệt NamA.MỞ ĐẦUNhà nước ra đời là một quá trình lịch sử mang tính tất yếu khách quan,cùng với đó pháp luật được hình thành và được xem như một công cụ đắc lực đểnhà nước thực hiện chức năng của mình - quản lí xã hội. Tuy nhiên, không đơnthuần trong phạm vi lãnh thổ mà về lí luận cũng như thực tiễn đã chứng minh,nhà nước muốn tồn tại và phát triển cần phải thiết lập, mở rộng quan hệ với cácnhà nước khác. Chính nhu cầu đó làm hình thành các nguyên tắc, quy phạm điềuchỉnh các quan hệ này đó chính là Luật quốc tế. Khi tham gia các quan hệ quốctế, các quốc gia phải tuân theo các quy định của pháp luật quốc tế, về quyền lợivà trách nhiệm pháp lí quốc tế phải gánh vác. Một trong những nội dung củaquan hệ pháp luật quốc tế mà các quốc gia được điều chỉnh đó là vấn đề bảo lưuđiều ước quốc tế. Để tìm hiểu về chế định này cũng như các khái cạnh liên quan,bài tập nhóm lần này, chúng em xin phân tích, bình luận một số mặt của chế địnhbảo lưu điều ước quốc tế. Qua đó, liên hệ thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế ởViệt Nam.B.I.NỘI DUNGMột số vấn đề lý luận về bảo lưu điều ước quốc tế1. Cơ sở quy định bảo lưu diều ước quốc tế1.1. Cơ sở lý luậnHiện nay, vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế được ghi nhận ở Công ước viên1969 về luật điều ước quốc tế và Công ước viên 1986 về luật điều ước quốc tếgiữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế.Công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốcgia, có hiệu lực ngày 27 tháng 1 năm 1980. Công ước viên 1969 quy định việc1ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước và làm rõ vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế.Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất trong hệ thống các văn bản pháp lý quốctế quy định về chế định bảo lưu điều ước quốc tế.Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế được ký kết giữa quốcgia với tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau. Tuy hiện nay, Công ướcViên 1986 chưa có hiệu lực nhưng trong tương lai, công ước sẽ là khung pháp lýquan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia cũng như các tổ chức quốctế tham gia vào việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nói chung và bảo lưuđiều ước quốc tế nói riêng.Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng có các quy địnhlàm cơ sở pháp lý cho việc bảo lưu điều ước quốc tế tại quốc gia mình. Quy địnhbảo lưu điều ước quốc tế được xây dựng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện,đường lối, chủ trương của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, bảo lưu điều ước quốc tếđược quy định trong Luật điều ước quốc tế 2016.1.2. Cơ sở thực tiễnCác quốc gia khác nhau khi tham gia vào một quan hệ điều ước cụ thểluôn có sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị. Việc một quy phạm điều ướcphù hợp với lợi ích của nhóm quốc gia này nhưng lại không phù hợp với lợi íchcủa một hoặc một số nhóm quốc gia khác là điều không thể tránh khỏi. Để dunghòa được lợi ích, ý chí của các bên khi tham gia các điều ước quốc tế đa phươngkhông hề đơn giản. Vì vậy, luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia các nước đềughi nhận chế định bảo lưu nhằm làm hài hòa lợi ích của các quốc gia khi thamgia điều ước, đồng thời, tạo điều kiện để các quốc gia tham gia vào các quan hệđiều ước đó.22. Khái niệmTheo điểm d khoản 1 Điều 2 Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốctế ghi nhận: "Bảo lưu điều ước quốc tế là hành động đơn phương bất kể cách viếthoặc tên gọi như thế nào của một quốc gia đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệthoặc gia nhập điều ước đó, nhằm qua đó loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của mộthoặc một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc giađó".Hoặc theo khoản 15 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 của pháp luật ViệtNam, bảo lưu được hiểu là “tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhậpđiều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của mộthoặc một số quy định trong điều ước quốc tế.”Như vậy có thể thấy qua định nghĩa trên, bảo lưu điều ước quốc tế là tuyênbố đơn phương của quốc gia khi tham gia điều ước quốc tế, nhằm mục đích loạitrừ hoặc thay đổi hiệu lực của một số quy định của điều ước đó đối với quốc giađã đưa ra tuyên bố. Quốc gia không thể bảo lưu sau khi họ đã chấp nhận các điềuước quốc tế; bảo lưu phải được thực hiện tại thời điểm mà điều ước ảnh hưởngđến quốc gia đó.Cơ sở để xác định một tuyên bố đơn phương có phải là bảo lưu hay khôngchính là việc nó có làm thay đổi hiệu lực của một số quy định của điều ước đốivới quốc gia đã đưa ra tuyên bố đó hay không. Người ta có thể dễ dàng phân biệtđược tuyên bố bảo lưu với các tuyên bố đơn phương khác chỉ nhằm giải thíchhoặc thể hiện quan điểm cụ thể của một quốc gia đối với một điều ước nhất định.3. Đặc điểmThứ nhất, bảo lưu điều ước quốc tế là một tuyên bố đơn phương: Bảo lưuđiều ước quốc tế là một tuyên bố đơn phương chứ không phải là một thỏa thuận3mang tính chất song phương hay đa phương. Qua tuyên bố bảo lưu, quốc gia thểhiện quan điểm của mình về việc loại bỏ hoặc thay đổi hiệu lực của một số quyđịnh của điều ước trong việc áp dụng đối với quốc gia.Thứ hai, chủ thể đưa ra bảo lưu là các thành viên của điều ước quốc tế:Chủ thể đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế phải là thực thể tham gia vào nhữngquan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tếvà có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính các chủ thểđưa ra khi bảo lưu. Do đó, chỉ có các quốc gia thành viên mới có thể đưa ra bảolưu để việc tham gia điều ước không gây bất lợi cho quốc gia trong quan hệ quốctế đồng thời phù hợp với hoàn cảnh khách quan cũng như quan điểm, chính sáchcủa quốc gia.Thứ ba, lợi ích của các quốc gia thành viên, luật điều ước quốc tế thừanhận bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết điều ước quốc tế. Việcvận dụng tốt quyền bảo lưu sẽ góp phần giúp các quốc gia thực hiện tốt nghĩa vụđiều ước với tư cách là thành viên của điều ước quốc tế đồng thời bảo đảm đượcquền lợi của quốc gia.Thứ tư, thời điểm đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế: Đối với những bảo lưuđược quốc gia đưa ra trước thời điểm thực hiện các hành vi ràng buộc với điềuước quốc tế, bảo lưu đươc thực hiện ngay khi quốc gia tiến hành biểu thị sự chấpnhận ràng buộc với một điều ước quốc tế. Như vậy, thời điểm đưa ra bảo lưuđiều ước quốc tế có thể là khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập.4. Ưu điểm và nhược điểm của bảo lưu điều ước quốc tế4.1. Về ưu điểmThứ nhất, bảo lưu điều ước quốc tế giúp thu hút thêm thành viên tham gia.Việc bảo lưu điều ước quốc tế giúp các quốc gia thành viên tránh được việc thựcthi một số điều khoản gây bất lợi cho quốc gia đó, bảo đảm được lợi ích quốc gia4và thể hiện được tính tự chủ, ý chí chủ quan của mình. Chính vì vậy đã tạo điềukiện cho một số thành viên ký kết điều ước mà vẫn có lợi cho mình, từ đó thu hútđược sự quan tâm cũng như tham gia của họ.Thứ hai, việc bảo lưu giúp dung hoà đặc thù đa dạng giữa các quốc giacũng như tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia trongquan hệ quốc tế. Các quốc gia khi tham gia bảo lưu điều ước quốc tế sẽ đều đạtđược mục đích mà mình mong muốn khi tham gia kí kết. Các quốc gia đó cóquyền quyết định tham gia đàm phán và thỏa thuận về nội dung của điều ướcquốc tế, bảo lưu những quy định nào có thể gây tổn hại, trái với pháp luật hayphong tục tập quán cũng như chấp nhận một phần hay toàn bộ nội dung của điềuước.Thứ ba, thông qua điều kiện của việc bảo lưu cũng thể hiện được nguyêntắc tự nguyện giữa các quốc gia. Các quốc gia có quyền yêu cầu bảo lưu điềuước nếu cảm thấy chưa hoặc không phù hợp và phải được quốc gia khác chấpnhận, đồng nghĩa với đó chính là quốc gia đó có thể đồng ý hoặc không đồng ýviệc nước khác yêu cầu bảo lưu điều ước. Không những thế còn tạo ra một cơchế bảo lưu linh hoạt, không tốn quá nhiều thủ tục và giúp cho việc bảo lưu điềuước diễn ra nhanh hơn và phát huy hết vai trò của nó.4.2. Về nhược điểmThứ nhất, việc thực hiện được bảo lưu một điều ước quốc tế thì rất phụthuộc vào ý chí chủ quan của quốc gia đề ra bảo lưu, từ đó ảnh hưởng đến tínhtrọn vẹn của điều ước quốc tế. Việc bảo lưu điều ước quốc tế tuy cần có sự đồngý của các quốc gia khác nhưng nó vẫn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của quốcgia đề ra bảo lưu, giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia không đồng ý bảo lưuthì dẫn đến một phần điều ước không có hiệu lực, điều này có thể ảnh hưởng đếnmục đích của điều ước cũng như tính toàn văn của điều ước đó.5Thứ hai, chế định bảo lưu làm ảnh hưởng đến tính thống nhất của điều ướcvà tạo ra những phức tạp trong việc viện dẫn và thi hành điều ước. Một điều ướctrước khi được thông qua thì nó phải đáp ứng được các yêu cầu cũng như nhữngngười đặt ra đã cố gắng tạo nên một mạch liên kết, logic và thống nhất giữa nộidung các điều khoản của điều ước. Tuy nhiên nếu bảo lưu dù chỉ một phần nhỏcũng có khả năng làm ảnh hưởng đến tính thống nhất của các điều khoản khácnói riêng và cả điều ước nói chung. Bên cạnh đó không có quy định cụ thể nàovề việc viện dẫn, giải thích và áp dụng điều ước nên cũng có những khó khănnhất định trong việc này.5. Ý nghĩa của bảo lưu điều ước quốc tếKhi tham gia vào các quan hệ điều ước quốc tế cụ thể, các quốc gia khácnhau thì sự phát triển về kinh tế, chính trị sẽ khác nhau, lợi ích cũng sẽ khácnhau. Để đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các quốc gia khi tham gia vào cácđiều ước, luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia các nước về điều ước đều ghinhận chế định bảo lưu.Bảo lưu nhằm mục đích loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực một số điều khoảncủa điều ước có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia tham gia ký kết điềuước. Vì những lý do khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo lưucho phép một quốc gia khi tham gia vào điều ước sẽ không tham gia một điềukhoản hay một quy định nào đó.Một điều ước quốc tế là để phục vụ lợi ích của mọi người, nó giúp cácquốc gia liên kết với nhau một cách chặt chẽ, thúc đẩy cho quá trình toàn cầuhoá. Các thành viên trong điều ước cần có thái độ thiện chí để xây dựng các điềuước, hướng tới lợi ích chung nhưng không thể vì một số điều khoản không phùhợp với lợi ích của quốc gia mình mà không tham gia vào điều ước đó nữa. Dovậy, quyền bảo lưu giúp các chủ thể dễ dàng tham gia vào điều ước hơn.6Các quốc gia có thể đưa ra bảo lưu khi tham gia vào điều ước quốc tế đểnhằm thực hiện chính sách đối ngoại.Như vậy, bảo lưu là giải pháp pháp lý để đảm bảo hài hòa lợi ích riêngcủa các quốc gia với lợi ích chung khi tham gia vào các điều ước; đồng thời, gópphần tăng cường hơn số lượng thành viên tham gia để điều ước có điều kiện hìnhthành và phát huy vai trò điều chỉnh các quan hệ quốc tế nảy sinh, tăng cườngcác quan hệ hợp tác quốc tế trên hầu khắp các lính vực của các chủ thể luật quốctế.II. Quy định của pháp luật quốc tế về bảo lưu điều ước quốc tế1. Điều kiện bảo lưuBảo lưu là quyền của các chủ thể của luật quốc tế. Tuy nhiên căn cứ vàothực tiễn bảo lưu và quy định tại Điều 19 Công ước viên 1969 thì khi ký, phêchuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc khi gia nhập một điều ước, một quốc gia cóthể đề ra một bảo lưu trừ các trường hợp sau:Thứ nhất, đối với một số điều ước song phong không thể có việc một bênđưa ra tuyên bố bảo lưu một số điều khoản của điều ước. Các điều ước quốc tếsong phương chỉ có thể được kí kết và thực hiện khi có sự đồng thuận của haibên tham gia. Nếu một trong hai bên không có khả năng hoặc không mong muốnthực hiện một điều khoản nào đó của điều ước thì các bên sẽ phải đàm phán,thương lượng để đi đến một thỏa thuận cuối cùng. Nếu thương lượng thất bại thìđiều ước đó sẽ không ra đời.Thứ hai, không thực hiện việc bảo lưu đối với những điều ước quốc tế đaphương cấm bảo lưu. Quốc gia nào muốn trở thành thành viên của điều ước đóthì phải thuân thủ toàn bộ điều ước, nếu không có khả năng hực hiện dù chỉ vớimột số điều khoản thì cũng không thể là thành viên của điều ước đó được. Sở dĩcó lệnh cấm như vậy là các công ước này ảnh hưởng đến hoạt động lập pháp của7các nước tham gia, vì vậy nó cần thiết để cố gắng đảm bảo áp dụng thống nhấtcác quy tắc giữa các quốc gia vs nhau, ngay cả khi các điều khoản cấm bảo lưunày sẽ ngắn cản một số quốc gia trở thành các bên tham gia điều ước.Thứ ba, chỉ được phép bảo lưu những điều khoản mà điều ước quốc tế đaphương cho phép bảo lưu. Trong tường hợp này, một quốc gia không thể sử dụngquyền bảo lưu để thay đổi hiệu lực của những điều khoản khác ngoài những điềukhoản mà điều ước đó cho phép.Thứ tư, quyền bảo lưu của quốc gia còn bị hạn chế bởi những bảo lưukhông phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước quốc tế. Bảo lưu gắn liềnvới chủ quyền của mỗi quốc gia khi tham gia điều ước quốc tế, tức là mỗi quốcgia đều có quyền bảo lưu điều ước quốc tế mà không cần có sự đồng ý của cácbên còn lại, nhưng quyền này chỉ được thực hiện khi bảo lưu phù hợp với nộidung, đối tượng và mục đích của điều ước.2. Thủ tục bảo lưu điều ước quốc tếKhi điều ước quốc tế đặt ra vấn đề bảo lưu thì cách thức, trình tự tiến hànhbảo lưu rất quan trọng, tránh cho các bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp vì thếnhững quy định về thủ tục bảo lưu thường được quy định cụ thể.Với điều ước quốc tế có quy định về thủ tục bảo lưu thì các bên là thànhviên phải theo quy định của điều ước quốc tế đó. Tuy nhiên, nếu điều ước quốctế không có quy định thì các bên tiến hành thỏa thuận về thủ tục bảo lưu trên cơsở không trái với những quy phạm, nguyên tắc chung của luật quốc tế, nếu cácbên không thỏa thuận và đều là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về luậtđiều ước quốc tế giữa các quốc gia hoặc thể hiện rõ sự chấp thuận áp dụng Côngước như một tập quán thì thủ tục bảo lưu sẽ được tiến hành như sau:Thứ nhất, thủ tục tuyên bố bảo lưu. Trong trường hợp điều ước quốc tếcho phép bảo lưu và quy định rõ điều khoản nào được bảo lưu thì việc bảo lưu8đới với điều khoản đó phải tuân thủ thủ tục bảo lưu, cụ thể theo Điều 23 Côngước Viên năm 1969 thì tuyên bố bảo lưu phải lập thành văn bản và thông báo chocác quốc gia thành viên khác của điều ước. Khi đó, quốc gia sẽ chỉ tuyên bố bảolưu trong phạm vi mà điều ước cho phép.Cùng với đó, một bảo lưu được tuyên bố tại thời điểm ký kết cần được phêchuẩn, chấp thuận, phê duyệt, phải được thành viên đề ra bảo lưu chính thứckhẳng định khi quốc gia đó biểu thị sự đồng ý và ràng buộc của điều ước đó. Khiđó, bảo lưu coi như được đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định.Thứ hai, thủ tục về chấp nhận bảo lưu, phản đối bảo lưu. Khi một quốc giađưa ra bảo lưu, các quốc gia thành viên khác có thể thể hiện quan điểm của mìnhthông qua việc chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu theo thủ tục nhất định đượcquy định tại Điều 20 Công ước Viên năm 1969, theo đó sự phản đối bảo lưu vàsự đồng ý với bảo lưu phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và thông báomột cách công khai cho các quốc gia thành viên, riêng trường hợp đồng ý bảolưu có thể được thể hiện dưới dạng im lặng, cụ thể: trong trường hợp điều ướcquốc tế cho phép bảo lưu và quy định rõ điều khoản nào được bảo lưu thì khôngcần tới sự đồng ý rõ ràng và riêng biệt từ phía các quốc gia ký kết khác trừ khiđiều ước quy định rõ về việc chấp thuận này. Riêng với trường hợp điều ướcquốc tế không có điều khoản quy định liên quan đến bảo lưu thì việc bảo lưuphải được tất cả các quốc gia thành viên chấp nhận nếu số quốc gia đàm phán cóhạn hoặc việc thi hành toàn bộ điều ước là điều kiện dẫn tới sự chấp nhận ràngbuộc của các bên đối với điều ước. Một bảo lưu coi như được một quốc gia chấpnhận nếu quốc gia đó không phản đối trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận đượcthông báo về bảo lưu, trong trường hợp điều ước quốc tế là văn kiện về thành lậptổ chức quốc tế thì bảo lưu phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyềncủa tổ chức đó.9Bên cạnh đó, việc chấp nhận rõ ràng một bảo lưu hoặc phản đối một bảolưu, nếu được đề ra trước khi có sự khẳng định bảo lưu đó thì việc chấp nhận vàphản đối bảo lưu không cần phải khẳng định lại nữaThứ ba, thủ tục rút bảo lưu, rút phản đối bảo lưu. Theo Điều 22 Công ướcViên năm 1969 nếu điều ước quốc tế không có quy định khác hoặc không cóthỏa thuận nào khác thì quốc gia tuyên bố bảo lưu có quyền rút bảo lưu trong bấtkỳ thời gian nào. Trong trường hợp này, sự đồng ý từ phía các quốc gia côngnhận bảo lưu là không cần thiết. Tuy nhiên, việc rút bảo lưu chỉ có hiệu lực vớithành viên khác khi thành viên này nhận được thông báo rút bảo lưu. Bên cạnhđó, tuyên bố về phản đối bảo lưu cũng có thể được quốc gia tuyên bố hủy bỏ vàobất kỳ thời gian nào nhưng phải đựợc thể hiện dưới hình thức văn bản và có hiệulực khi thành viên đưa ra bảo lưu nhận được thông báo rút phản đối bảo lưu củathành viên phản đối bảo lưu.3. Hệ quả pháp lí của bảo lưu điều ước quốc tếKhi tham gia ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập các điều ướcquốc tế đa phương thì bảo lưu điều ước quốc tế đó là hành động đơn phương củamỗi quốc gia. Việc mỗi quốc gia thực hiện các hành động khác nhau trong từnggiai đoạn để nhằm loại trừ hoặc thay dổi hiệu lực của một hoặc một số quy địnhtrong việc áp dụng chúng với quốc gia này không có nghĩa là đưa các điều khoảnbị bảo lưu ra khỏi điều ước quốc tế. Nói cách khác, các điều khoản bị bảo lưuvẫn tồn tại là một bộ phận cấu thành của điều ước quốc tế đó. Tuy nhiên, do đâylà điều ước quốc tế đa phương nên khi một quốc gia thực hiện quyền bảo lưu thìquan hệ đối với các quốc gia thành viên còn lại sẽ thay đổi trong phạm vi có bảolưu. Điều 21 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế đã quy định rõ vềvấn đề này. Theo đó:Trong quan hệ giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảolưu thì trừ các điều khoản bảo lưu, còn lại vẫn điều chỉnh bởi các quy định của10điều ước quốc tế. Nói cách khác nếu một quốc gia chấp thuận việc một quốc giabảo lưu một hoặc một số điều khoản thì đối với điều khoản bị bảo lưu sẽ thay đổitheo nội dung tuyên bố bảo lưu đã nêu.Còn đối với quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu thì sẽ tùy thuộcvào sự bày tỏ của bên phản đối bảo lưu mà quan hệ điều ước giũa hai bên có thểvẫn duy trì nhưng điều khoản bị bảo lưu sẽ không được áp dụng hoặc giữa haibên sẽ không còn tồn tại quan hệ điều ước nếu bên phản đối bảo lưu tỏ rõ ý địnhnày.Trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên khác thì bảo lưu không làm thay đổicác quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia điều ước trong nhữngquan hệ giữa họ với nhau. Các quốc gia vẫn phải thực hiện đầy đủ quy định củađiều khoản bảo lưu cũng như tất cả quy định của điều ước quốc tế.III. Thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế ở Việt Nam1. Thực tiễn chung về bảo lưu điều ước quốc tế trên thế giớiKhi tham gia vào điều ước quốc tế nhưng lại bị ràng buộc bởi một số điềukhoản không mong muốn, khi đó chế định bảo lưu điều ước quốc tế là biện pháphữu hiệu được nhiều quốc gia lựa chọn. Chế định này cho phép mỗi thành viêngiải quyết hài hòa lợi ích riêng của mình với lợi ích chung với các thành viênkhác, qua đó góp phần phát triển điều ước trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.Thực tế, có những quy định thường được bảo lưu trong điều ước quốc tế:Thứ nhất, bảo lưu quy định về hạn chế sự tham gia của một số quốc giavào điều ước quốc tế. Cụ thế, một số điều ước quốc tế quy định các quốc giakhông phải là thành viên của Liên hợp quốc hoặc không thỏa mãn một số điềukiện nhất định thì không thể tham gia điều ước. Ví dụ như: Công ước về xóa bỏmọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước về tội phạm chiến tranh và tội ácchống nhân loại năm 1968, Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961….11Vì tính chất phân biệt đối xử một cách bất bình đẳng, không phù hợp với nguyêntắc cơ bản của Luật Quốc tế - nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốcgia nên nhiều quốc gia đã thực hiện bảo lưu đối với những điều khoản có quyđịnh như vậy.Thứ hai, bảo lưu liên quan đến giải thích và áp dụng pháp luật. Khi thamgia điều ước quốc tế, quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện theo các quy định củađiều ước. Tuy nhiên cũng có nhiều quốc gia lựa chọn bảo lưu như một giải phápđể áp dụng luật quốc gia thành viên. Cụ thể như quy định tại điều 19 của CISG(Công ước Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) về việc bảolưu không áp dụng Điều 11 của công ước về hình thức hợp đồng thương mạiquốc tế.Thứ ba, bảo lưu quy định về lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp. Đâylà quy định thường được các quốc gia thành viên bảo lưu nhất. Bởi các quốc giasẽ không bị ràng buộc với quy định về cơ quan giải quyết tranh chấp của điềuước quốc tế. Nhiều điều ước quốc tế đa phương đã quy định về việc sử dụngtrọng tài hoặc tòa án để giải quyết tranh chấp khi có bất kỳ một bên tranh chấpyêu cầu như: Công ước Viên về luât điều ước quốc tế giữa các quốc gia năm1969, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Côngước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979…Các quốcgia lựa chọn việc bảo lưu như vậy để phù hợp với thực tiễn đồng thời, khi cótranh chấp hoặc bất đồng việc lựa chọn một biện pháp giải quyết cụ thể nên tùythuộc vào sự thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan.Nhiều trường hợp, các quốc gia còn bảo lưu về việc áp dụng điều ước đốivới một bộ phận lãnh thổ quốc gia hay là tuyên bố áp dụng điều ước trên cơ sởnguyên tắc hiến pháp và pháp luật quốc gia.122. Thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế ở Việt NamCùng với xu hướng tất yếu của thế giới – xu hướng hợp tác hóa, toàn cầuhóa, Việt Nam ngày càng trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế, vì thếmà vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế ở nước ta ngày càng được xem trọng và làmột giải pháp hữu hiệu để thúc đầy việc kí kết, gia nhập các điều ước của ViệtNam. Luật điều ước quốc tế năm 2016 chính là cơ sở pháp lí quan trọng nhấttrực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến ký kết, thực hiện điều ước quốc tế,đặc biệt, văn bản pháp lý này đã dành Chương III từ Điều 47 đến Điều 51 để quyđịnh về những vấn đề cơ bản về bảo lưu điều ước quốc tế ở Việt Nam: thẩmquyền bảo lưu, trình tự thủ tục chấp nhận, phản đối bảo lưu hoặc rút bảo lưu, rútphản đối bảo lưu...Trên cơ sở các số liệu từ Ban thư ký Liên hợp quốc, Việt Nam đã bảo lưuvới khoảng hơn 20 điều ước quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, nội dung củacác tuyên bố bảo lưu mà Việt Nam thường tập trung vào đó là:Thứ nhất, bảo lưu các điều khoản liên quan đến thẩm quyền giải quyếttranh chấp. Cụ thể với những điều ước có điều khoản quy định về thẩm quyềngiải quyết tranh chấp của Toà án công lí quốc tế Liên hợp quốc trong trường hợpphát sinh tranh chấp giữa các thành viên liên quan đến giải thích, áp dụng điềuước, Việt Nam thường tuyên bố không bị ràng buộc bởi điều khoản giải quyếttranh chấp này. Hay nói cách khác, nước ta không thừa nhận thẩm quyền đươngnhiên của Tòa án Công lý Quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp hay bất đồnggiữa các thành viên. Một ví dụ gần gũi nhất đó chính là việc Việt Nam bảo lưubảo lưu điều 33 khi tham gia công ước Berne 1886 về quyền tác giả. Khoản 1Điều này có quy định: “Mọi tranh chấp giữa hai hay nhiều nước thành viên Liênhiệp liên quan đến cách giải thích hoặc áp dụng Công ước này mà không giảiquyết được bằng thương lượng, có thể một trong những nước hữu quan đưa raToà án công lý quốc tế bằng cách nộp đơn khiếu nại theo đúng quy định của Toà13án, trừ khi các nước này thoả thuận tìm một cách giải quyết khác...” Đây chính làcơ chế giải quyết tranh chấp mà Công Ước quy định cho các quốc gia thành viênđể giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện bảo hộ quyền tácgiả. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cơ chế giải quyết này, sẽ rất mất thời gian, vàchi phí để giải quyết thêm vào đó là sự phức tạp của các thủ tục quốc tế. Bêncạnh đó, do các điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm gia nhập Công ước, nhưpháp luật Việt Nam quy định về quyền tác giả chưa hoàn thiện cũng như hạn chếcùa xã hội đối với vấn đề quyền bảo hộ của tác giả còn hạn chế, đời sống chínhtrị lúc còn nhiều bất ổn... cho nên việc Việt Nam bảo lưu Điều 33 Công ước Bernkhi có tranh chấp về cách giải thích và áp dụng Công ước này thì thay vì tìm đếnToà án công lý quốc tế, các bên sẽ thỏa thuận thương lượng tìm ra một cách giảiquyết tốt nhất.Thứ hai là bảo lưu những điều khoản có sự khác biệt với các quy định củapháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước hoặc điều kiện thực tiễn của ViệtNam chưa đáp ứng được. Việc bảo lưu những điều khoản này xuất phát từ nhữngnguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế quy định tại Điều 3 Luật Điềuước quốc tế năm 2016. Dù trong bất kì mối quan hệ quốc tế song phương hoặcđa phương nào thì chủ quyền quốc gia vẫn luôn phải được đặt lên hàng đầu.Những quy định trong Hiến pháp, pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhànước chính là một trong những biểu hiện của chủ quyền quốc gia, đồng thời làcông cụ để giữ vững chủ quyền đó. Bên cạnh việc ký kết, tham gia vào điều ướcquốc tế thì việc xem xét có trái với pháp luật quốc gia không cũng hết sức quantrọng, với những quy định trái này thì Việt Nam sẽ bảo lưu. Như khi nước ta gianhập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nước ta đã bảo lưu điều 11 củacông ước liên quan đến hình thức của hợp đồng.Thứ ba, Đối với việc bảo lưu những điều khoản mà điều kiện thực tiễn củaViệt Nam chưa đáp ứng được, phổ biến nhất những tuyên bố liên quan đến các14điều khoản về dẫn độ trong các điều ước quy định việc các quốc gia thành viêncó thể coi điều ước là cơ sở trực tiếp để dẫn độ như các điều ước quốc tế tronglĩnh vực hình sự quốc tế bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về chống thamnhũng, Công ước quốc tế về chống việc bắt giữ con tin, Công ước về cấm đánhbom khủng bố, Công ước về cấm tài trợ cho hoạt động khủng bố. Cụ thể khi ViệtNam gia nhập Công ước Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia vào năm2012, nước ta đã tuyên bố bảo lưu đối với Điều 16 của Công ước này vì quy địnhcủa pháp luật Việt Nam về việc dẫn độ tội phạm chưa thật sự hoàn thiện, phạm vihợp tác song phương, đa phương còn hẹp, số lượng các điều ước song phươngđược ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia khác có liên quan trực tiếp đến dẫnđộ tội phạm còn rất hạn chế, mà chủ yếu vẫn dựa trên các hiệp định tương trợ tưpháp.Ngoài ra, Việt Nam còn bảo lưu quy định liên quan tới quy chế thành viêncủa điều ước quốc tế, hay bảo lưu liên quan đến việc áp dụng điều ước quốc tế...Việc đề ra bảo lưu trên tất yếu sẽ làm thay đổi những quy định trong quanhệ giữa Việt Nam và các bên khác trong chừng mực mà bảo lưu đã nêu ra, bêncạnh đó phần nào gây khó khăn phần nào cho việc thực hiện các điều luật trongnước.Tuy nhiên, đối với nhiều thành viên của công ước không có điều kiện thựchiện đầy đủ công ước, thì bảo lưu là một phương thức giải quyết hài hòa lợi íchcủa các quốc gia đề ra bảo lưu nhằm thực hiện một cách đầy đủ công ước; quađó góp phần tăng cường số lượng thành viên tham gia điều ước quốc tế.C. KẾT LUẬNNhư vậy, qua việc tìm hiểu quy định của pháp luật quốc tế về chế định bảolưu, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về một số vấn đề lý luận liên quan như:cơ sở hình thành, bản chất pháp lí, các điều kiện và thủ tục tiến hành và ý nghĩapháp lý… Có ý nghĩa rất quan trọng trong việc trang bị cơ sở pháp lí trong việcáp dụng pháp luật trong thực tiễn, đặc biệt là trong mối quan hệ pháp luật quốc15tế. Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, tăng cường thiết lập quan hệ ngoại giao vớicác nước kahcs trên thế giới, các tổ chức quốc tế và quan hệ đa phương, các quốcgia nói chung và Việt Nam nói riêng, cần nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả chếđịnh bảo lưu điều ước quốc tế này nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho quốc gia,dân tộc; hài hòa với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.MỤC LỤC16