Tại sao tháng 12 gọi là tháng chạp

Đã từ rất lâu mọi người truyền tai nhau câu nói tháng củ mật để ám chỉ về tháng Chạp, tháng cuối cùng trong năm Âm lịch. Tháng củ mật cẩn thận cửa nẻo trở thành lời nhắc nhở của rất nhiều gia đình. Có rất nhiều bạn thắc mắc tại sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp, tại sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật mà không phải loại củ nào khác, và nó có liên quan như thế nào tới đời sống hàng ngày. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời.

Vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp?

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chữ “chạp” có nguồn gốc từ chữ “lạp” trong tiếng Hán. Người Trung Quốc xưa gọi lễ tế thần vào dịp cuối năm âm lịch là Lạp, vì vậy tháng cuối năm còn được gọi là Lạp nguyệt [nguyệt nghĩa là tháng].

Chữ “lạp” còn được sử dụng trong từ “lạp mả”, có nghĩa là thăm nom, sửa và lau dọn phần mộ tổ tiên để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

Trong tiếng Hán, “lạp” cũng có nghĩa là lễ tất niên, một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Văn hóa Việt Nam chịu một phần ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và tháng 12 ở Việt Nam cũng là tháng có nhiều lễ lạt cúng bái nên dân có từ “giỗ chạp”. Vì vậy, tên gọi tháng Chạp cũng xuất phát từ đây.

Vào tháng cuối năm, người Việt Nam cũng có truyền thống thăm nom, chăm sóc mồ mả cha ông để mộ phần được tươm tất đồng thời thể hiện sự nhớ ơn và tình cảm ấm áp của gia đình, họ tộc. Ngoài ra, người Việt thường có phong tục năm hết tết đến đi thắp hương mồ mả cha ông để mời tổ tiên về nhà ăn tết.

Ngoài ra, một số người đưa ra ý kiến cho rằng, chữ “lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thịt. Vào tháng cuối năm, người ta thường hay tích trữ các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt cho mùa đông đồng thời chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Vì vậy tháng cuối năm được gọi là lạp nguyệt, mà người Việt đã đọc chệch từ "lạp" thành "chạp" nên chúng ta có “tháng Chạp”.

Tháng củ mật nghĩa là gì?

Từ “củ” trong tháng củ mật thực tế không phải loại củ nào hết, mà chỉ là cách nói ví von, ẩn dụ mà thôi. Theo từ Hán Việt thì từ củ có nghĩa là đốc trách, xem xét cẩn thận mọi việc xung quanh, đề phòng mọi hành vi xấu. Trước đây ông cha ta thường nói “củ sát” để nói cần phải kiểm soát cẩn thận mọi vấn đề

Từ “mật” trong củ mật theo nghĩa Hán Việt được hiểu là cẩn mật, bí mật, kín đáo.

Như vậy, hiểu trọn vẹn nghĩa Hán Việt của từ "củ mật" là "củ sát cẩn mật", kiểm soát mọi thứ cẩn thận, xem xét, giữ gìn.

Vì sao tháng Chạp là tháng củ mật?

Tháng Chạp là tháng chuẩn bị cho Tết Âm lịch nên mọi người thường rất bận với công việc gia đình, sắm đồ Tết và các công ty cũng bận rộn cho những kế hoạch hoàn thành ngày cuối năm. Chính vì có nhiều việc nên mọi người sẽ thường bỏ quên, lơ là không cảnh giác, thậm chí tinh thần luôn mệt mỏi. Điều này sẽ tạo sơ hở cho trộm cắp thực hiện hành vi trộm đồ, cướp giật trên đường phố... Chính vì thế tháng củ mật thường mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người phải cẩn thận hơn, đề phòng hơn để phòng tránh trộm cướp.

Ngoài ra tháng củ mật cũng chỉ nói tới những việc không may, hạn cũ xui xẻo trong tháng cuối năm theo văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

Tháng chạp là từ để chỉ tháng cuối cùng của năm âm lịch – tháng thứ mười hai trong âm lịch đối với các năm âm lịch thường hoặc tháng thứ mười ba trong những năm âm lịch nhuận.

Bạn có biết tại sao gọi là tháng chạp không?

 

Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho biết: Chữ “Chạp” trong chữ Nôm của ông cha ta bắt nguồn từ chữ “Lạp” trong tiếng Hán. Chữ "Lạp" có nghĩa là gì?

A. Hành động đi “Chạp mả”, đi thăm và dọn dẹp, sửa soạn lại mồ mả cho tổ tiên.

B. Chữ “Lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là Thịt. Món “Lạp trường” của người Hoa là một món ruột ban đầu dùng để cúng.

C. Cả hai nghĩa trên.

Đáp án: Việc gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất: Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho biết: Chữ “Chạp” trong chữ Nôm của ông cha ta bắt nguồn từ chữ “Lạp” trong tiếng Hán. Tại Trung Quốc, tháng 12 âm lịch còn được gọi là Lạp Nguyệt. Khi nhắc tới chữ “Lạp” tức là nói tới hành động đi “Chạp mả”, đi thăm và dọn dẹp, sửa soạn lại mồ mả cho tổ tiên. Thời điểm cuối năm cận Tết Nguyên đán, cả người Trung Quốc và người Việt đều đi thăm mộ, dọn dẹp mộ tổ tiên để mời những người quá cố về ăn Tết cùng gia đình. Đây là hành động mang ý nghĩa thể hiện sự hiếu thảo, tưởng nhớ tới người đã mất và uống nước nhớ nguồn. Thứ hai: Chữ “Lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là Thịt. Thời gian cuối năm để chuẩn bị cho mùa đông buốt giá người ta phải tích trữ lương thực. thực phẩm để đương đầu với đói rét mà ở đây thịt là nguồn thực phẩm quan trọng. Người Việt chúng ta quen thuộc với chữ “Lạp” trong từ “Lạp xưởng”. Thực chất “Lạp xưởng” bắt nguồn từ món “Lạp trường” của người Hoa – một món ruột ban đầu dùng để cúng.

Trong tháng Chạp có ngày đông chí hay không?

A.

B. Không

Đáp án: Tháng chạp là tháng luôn luôn diễn ra sau ngày đông chí.

C. Năm có năm không

Tháng chạp còn được gọi là tháng củ mật. Chữ “củ mật” ở đây có nghĩa là gì?

A. Tên một loại rau củ.

B. Đặc biệt cẩn trọng.

Đáp án: Củ mật không phải bất kỳ một loại rau củ quả chúng ta thường hay ăn mà thực chất đó là một từ vay mượn của tiếng Hán Việt. Trong đó từ “củ” có nghĩa là đốc trách còn mật là cẩn mật, cẩn thận. Hiểu nôm na tháng củ mật là tháng cần phải đặc biệt cẩn trọng, cẩn thận.

C. Tai bay vạ gió.

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình vào ngày nào?

A. Đêm Giao thừa.

Đáp án: Đêm giao thừa, Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.

B. Ngày mùng một tháng giêng.

C. Ngày gia đình làm lễ hóa vàng.

Ngân Anh

Để trả lời đúng những câu hỏi IQ này, bạn cần có vốn hiểu biết sâu rộng cùng khả năng tư duy logic.

Xin mời các bạn cùng thử tài với 10 câu đố vui sau nhé. Nếu trả lời đúng tất cả, bạn quả là người rất hài hước và thông minh.

Nhiều con tàu được mệnh danh là tàu 'ma' vì chúng biến mất một cách bí ẩn cùng với toàn bộ thủy thủ đoàn mà không rõ nguyên nhân.

Cập nhật: 2022-05-18 12:05:17

5/5 - 1 Bình chọn - 2401 xem

Tháng 12 Âm lịch, người dân thường gọi là tháng Chạp.

Ý nghĩa của tháng Chạp là gì?

Tháng Chạp là thời điểm cận Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa.

Ngày 28/12, trao đổi với PV, Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho biết, từ Chạp có nguồn gốc từ chữ Lạp trong tiếng Hán. “Ở Trung Quốc, Lạp là lễ tế thần vào dịp cuối năm [tháng 12 Âm lịch] nên còn gọi là Lạp nguyệt. Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc nên trong thời gian này, người Việt thường hay có Giỗ Chạp. Tên gọi tháng Chạp xuất phát từ đây”, Giáo sư Biền nói. Giáo sư Biền cho biết thêm, vào tháng Chạp – thời điểm cận Tết Nguyên đán, người Trung Hoa và người Việt thường đi thăm mộ tổ tiên, mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Nhiều dòng họ mang cả con cháu đi lễ mộ cùng để chỉ dẫn về phần mộ và nói về vai vế, công lao của người trong mộ đối với dòng họ để con cháu biết ơn, cung kính tổ tiên.

Người Việt Nam thường làm giỗ 4 đời, còn tất cả những người trước đó đưa vào hệ thống tiên tổ và cúng lễ trong tháng Chạp này. Những người ở gần thì đi thăm mồ mả, người ở xa thì cúng bái tiên tổ, tằng tổ… Đây là hành động mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn.

Giải thích tên gọi tháng 12 âm lịch

Giải thích vì sao tháng Chạp còn hay được gọi là “tháng củ mật”, giáo sư Biền chia sẻ, “củ mật” thực chất không phải là một loại củ giống như củ khoai, củ sắn, củ cải… “Củ mật” là một từ Hán Việt, trong đó, củ là kiểm, ý nghĩa là kiểm soát; mật là cẩn mật, cẩn thận. Tháng 12 Âm lịch mọi người hay nói “tháng củ mật” ý là nhắc nhở nhau cẩn thận, bởi, đây là tháng giáp Tết, tháng làm ăn năng động của cả người lương thiện và kẻ ẩn thiện [kẻ xấu]. “Người lương thiện mải làm ăn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, hay lơ là tài sản. Kẻ xấu cũng năng động để kiếm chác, vơ vét tài sản để chuẩn bị đón xuân. Ngoài ra, thời tiết cuối năm thường hanh khô, trời rét sinh khí thường cạn kiệt dễ gây hỏa hoạn. Đây cũng là thời điểm tiệc tùng gia tăng, uống nhiều rượu bia dễ gây tai nạn…

Nói đến “củ mật” là ý nhắc nhau cảnh giác, kiểm soát cẩn thận tất cả mọi mặt trong cuộc sống để chống lại ăn trộm, ăn cướp, cháy nổ, tai họa không may do sự hớ hênh của con người”, Giáo sư Biền nói.


DiaOcOnline.vn - Theo Dân Việt

Các nội dung liên quan:

>>  Người tuổi Sửu nên đặt văn phòng công ty như thế nào để làm ăn hiệu quả?

>> Các lưu ý chọn màu sơn nhà hợp phong thủy.

>> Cách treo tranh bát mã truy phong trong nhà hợp phong thuỷ.

>> 3 quy tắc phong thủy bạn cần phải biết.

>> Những quy tắc phong thủy văn phòng giúp bạn nên “nằm lòng”.

>> Ngoài những nội dung mà Office Saigon tổng hợp và chia sẻ như trên, nếu Quý Khách có thêm nhu cầu thuê văn phòng quận 1, văn phòng tại quận 3, văn phòng chuyên nghiệp tại quận 4... Xin liên hệ với chúng tôi bằng cách nhắc máy lên và gọi ngay vào số Hotline: 0987 110011 - mọi thông tin tư vấn đều là miễn phí. Xin trân trọng cảm ơn!

CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp

Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email: - Website: //www.officesaigon.vn
Khi bạn có nhu cầu cần ký gửi văn phòng cho thuê, liên hệ tại //www.officesaigon.vn/ky-gui.html

Page 2

  • Chọn đi xem

    Video liên quan

Chủ Đề