Thuyết minh về một món an ngày Tết bánh tét

Ẩm thực Việt Nam không chỉ đặc sắc trong hương vị, nguyên liệu mà còn chứa đựng tinh hoa của sự khéo léo cũng như văn hóa lối sống, tâm hồn người Việt. Dân gian có đôi câu đối: "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". Nhắc đến tết cổ truyền, chắc hẳn mỗi người Việt Nam, dù đang ở trên chính mảnh đất quê cha hay đang ở nơi đất khách quê người cũng không thể quên được thức bánh dẻo thơm bùi của đỗ xanh, dẻo ngọt của gạo nếp, béo ngậy của thịt mỡ của bánh chưng - thức bánh hình vuông ẩn chứa những ý niệm sâu sắc về văn hóa dân tộc.

Sự ra đời của bánh chưng gắn liền với truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy" cùng sự kiện vua Hùng Vương đời thứ sáu chọn người nối ngôi. Giữa muôn vàn sơn hào hải vị, cặp bánh chưng bánh giầy đã đem đến chiến thắng cho hoàng tử Lang Liêu. Nếu bánh giầy thon dài với hình tròn tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại là ý niệm ẩn dụ của mặt đất với hình dáng vuông vức.

Là một món ăn thể hiện rõ đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam, nguyên liệu làm ra bánh chưng cũng hết sức dân dã. Vỏ ngoài của bánh được tạo nên từ những chiếc lá dong xanh tươi, lành lặn và gân chắc cùng những sợi dây lạt giang trắng phau, mảnh nhỏ và mềm mại. Còn bên trong bánh là những nguyên liệu quen thuộc như thịt ba chỉ, đỗ xanh, hành cùng một số gia vị đơn giản khác như muối trắng, hạt tiêu,...

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu trên, bàn tay khéo léo của con người sẽ sơ chế nguyên liệu và lần lượt thực hiện các công đoạn gói bánh, nấu bánh. Lá dong có nhiệm vụ bao bọc và ảnh hưởng đến màu sắc của chiếc bánh chưng nên cần được chọn lọc với sắc xanh mướt, sau đó rửa sạch sẽ những bụi bặm và vết bẩn, dùng khăn lau khô hoặc để ráo nước. Gạo nếp là thành phần quan trọng nhất của chiếc bánh nên cần đảm bảo những yêu cầu như hạt to, đều hạt, tròn và thơm dẻo. Trước khi gói bánh, những hạt gạo này sẽ được ngâm cùng nước trong khoảng thời gian nhất định, thường kéo dài từ 12 tiếng đến 14 tiếng. Đỗ xanh sau khi được xay hoặc giã vỡ đôi, người làm bánh sẽ ngâm trong nước ấm với nhiệt độ thường ở mức 40 độ C để hạt đỗ trở nên mềm hơn và sau đó đãi sạch vỏ đỗ, chỉ giữ lại sắc tươi vàng ươm. Về nhân thịt của bánh chưng, loại thịt thường được sử dụng là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ cắt thành từng miếng, ướp cùng những gia vị như hành khô, hạt tiêu để gợi dậy mùi thơm và hương vị.

Để tạo ra một chiếc bán với hình thù vuông vức, gói bánh là công đoạn hết sức quan trọng. Sau khi trải lá dong, người gói có thể sử dụng khuôn để tạo nên bốn góc vuông cân xứng, hài hòa. Và lần lượt các nguyên liệu khác được sắp xếp theo thứ tự: gạo nếp ở ngoài, đỗ xanh, thịt lợn ở bên trong, và đổ thêm gạo nếp để lấp đầy chiếc bánh. Quá trình này đòi hỏi người gói bánh cần tỉ mỉ và khéo léo. Sau đó, những chiếc bánh tươi tắn, vuông vức được xếp vào nồi, đổ nước vào luộc trong vòng 10 - 12 tiếng để bánh chín đều và dẻo thơm. Trong lúc luộc bánh, những thành viên trong gia đình thường quây quần bên bếp lửa để kể cho nhau nghe những câu chuyện về năm cũ.

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng luôn là yếu tố không thể thiếu và mang trong mình những ý niệm về sự tưởng nhớ công ơn và lòng thành kính đối với những người đã khuất. Đồng thời, chiếc bánh vuông vắn tượng trưng cho mặt đất thể hiện mong ước về một cuộc sống trọn vẹn và ấm no. Hơn hết, nó còn là biểu tượng cho thành tựu văn minh nông nghiệp của dân tộc ta.

Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, xanh màu lá dong có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tâm thức con người Việt Nam. Bánh chưng, hơn cả một món ăn - đó còn là bản sắc dân tộc, là nét đẹp ẩm thực truyền thống ngàn đời nay còn lưu giữ.

  • Dàn ý bài viết thuyết minh về bánh tét

Giới thiệu những nét khái quát về bánh tét. 

  • Nguồn gốc, xuất xứ sự ra đời của bánh tét
  • Bàn về sự ra đời của bánh tét có nhiều giai thoại khác nhau
  •  Theo một số chuyên gia nghiên cứu về văn hóa, bánh tét chính là một trong số những sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm. 
  • Tuy nhiên, nhiều giai thoại hiện còn lại trong dân gian cho rằng bánh tét ra đời gắn với câu chuyện vua Quang Trung đánh giặc Thanh vào dịp Tết.
  • Bánh tét là một trong số những loại bánh đã xuất hiện ở nước ta từ rất sớm và rất gần gũi, quen thuộc với mọi người dân Việt Nam
  • Phân loại, nguyên liệu cần chuẩn bị, cách làm bánh tét
  • Căn cứ vào đặc điểm của nhân bánh mà người ta chia bánh tét thành hai loại là bánh tét ngọt (được làm từ chuối) và bánh tét mặn (được làm từ đậu xanh và thịt).
  • Nguyên liệu làm bánh tét: những vật phẩm gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá chuối, lạt buộc cùng các loại gia vị khác như tiêu, đường,… 
  • Cách làm bánh tét:
  • Sơ chế các nguyên liệu đã được chuẩn bị để làm bánh tét:
  • Gạo nếp sau khi mua về cần được làm sạch, rồi đem đi ngâm với nước, để qua đêm nhằm mục đích làm cho hạt nếp nở ra, khi nấu bánh sẽ nhanh chín và dẻo hơn.  
  • Đậu xanh ngâm với nước rồi đãi sạch vỏ và nấu nhuyễn. 
  • Thịt lợn được cắt thành sợi dài, ướp với tiêu, nước mắm. 
  • Lá chuối để gói bánh thường được hơ qua lửa để có độ dẻo dai nhưng vẫn giữ được màu sắc. 
  • Lạt buộc thường được chẻ thành sợi dài và mỏng để dễ dàng hơn khi buộc bánh.
  • Gói bánh: Bánh tét được gói thành hình tròn với độ dài khoảng 20 xăng-ti-mét. 
  • Nấu bánh: Bánh tét thường được nấu trong khoảng thời gian 8 tiếng thì chín, có độ mềm, dẻo với mùi thơm, béo ngậy.
  • Vai trò, giá trị, ý nghĩa của bánh tét trong đời sống của con người Việt Nam
  • Bánh tét là loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết đến xuân về bởi: 
  • Thể hiện sự cầu chúc ấm no, sum vầy hạnh phúc của gia đình.
  • Thể hiện sự đa tạ, biết ơn trời đất, ông bà tổ tiên đã cho người dân mùa màng thuận lợi, vạn điều tốt lành. K
  • Bánh tét còn là hình ảnh tượng trưng cho niềm ước mong được “an cư lạc nghiệp” của một mùa xuân, một năm mới an bình đối với mọi gia đình. 
  • Bánh tét còn là một nét đẹp văn hóa trong ẩm thực của người Việt, được bạn bè trên khắp năm châu bốn bể biết đến.

Khái quát những nét đặc sắc về đặc điểm, giá trị, ý nghĩa của bánh tét và nêu cảm nghĩ của bản thân. 

  • Bài viết thuyết minh về bánh tét

Việt Nam – dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta luôn được bè bạn trên khắp thế giới biết đến là thiên đường ẩm thực với nhiều món ăn hấp dẫn, thú vị. Trong thế giới ẩm thực với muôn ngàn hương vị, sắc màu ấy, những món bánh luôn được nhiều người lựa chọn khi ghé thăm Việt Nam và bánh tét và một trong số những loại bánh như thế. Cùng khám phá, tìm hiểu về bánh tét chắc hẳn chúng ta sẽ có nhiều cảm nhận độc đáo và thú vị. 

Cùng với bánh chưng, bánh tét cũng là một loại bánh gần gũi và phổ biến của những người con đất Việt trong đời sống hằng ngày và đặc biệt là trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Bánh tét là loại bánh có nguồn gốc lâu đời bậc nhất ở nước ta. Bánh tét ở mỗi vùng miền khác nhau còn có thể được gọi bằng những cái tên khác như bánh đòn, bánh tày,… Bàn về sự ra đời của bánh tét có nhiều giai thoại khác nhau song mỗi giai thoại đều có những lí do và ý nghĩa riêng. Theo một số chuyên gia nghiên cứu về văn hóa, bánh tét chính là một trong số những sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm. Do trong quá trình giao lưu văn hóa, người Việt đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Chăm nói chung, yếu tố tín ngưỡng Chăm nói riêng và đặc biệt là yếu tố tín ngưỡng thờ thần nên về sau người Việt đã sáng tạo ra chiếc bánh tét như bây giờ. Tuy nhiên, bên cạnh ý kiến cho rằng bánh tét là sản phẩm của văn hóa Việt – Chăm thì nhiều giai thoại hiện còn lại trong dân gian cho rằng bánh tét ra đời gắn với câu chuyện vua Quang Trung đánh giặc Thanh vào dịp Tết. Khi đó, vua đã được một quân lính dâng lên một chiếc bánh được gói thành hình trụ trong lá chuối, khi ăn rất ngon và về sau, vua đã ra lệnh cho mọi người gói bánh này vào dịp Tết, đồng thời đặt tên cho nó là bánh tét. Như vậy, có thể thấy, có nhiều tích truyện, giai thoại khác nhau về nguồn gốc, sự xuất hiện của bánh tét song theo cách lí giải nào đi chăng nữa thì cũng có thể thấy bánh tét là một trong số những loại bánh đã xuất hiện ở nước ta từ rất sớm và rất gần gũi, quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. 

Bánh tét thường được làm từ hai loại nhân chủ yếu là nhân ngọt từ chuối và nhân mặn từ đậu, thịt và cũng căn cứ vào đặc điểm của nhân bánh mà người ta chia bánh tét thành hai loại là bánh tét ngọt và bánh tét mặn. Cũng giống như bánh chưng, những nguyên liệu để làm bánh tét cũng rất đơn giản và là những vật phẩm gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá chuối, lạt buộc cùng các loại gia vị khác như tiêu, đường,… Để làm ra một chiếc bánh tét đòi hỏi người làm bánh phải rất cẩn thận, tỉ mỉ và phải trải qua các giai đoạn, các bước khác nhau. Việc làm đầu tiên để tạo ra một chiếc bánh tét đó chính là khâu sơ chế nguyên liệu. Gạo nếp sau khi mua về cần được làm sạch, rồi đem đi ngâm với nước, để qua đêm nhằm mục đích làm cho hạt nếp nở ra, khi nấu bánh sẽ nhanh chín và dẻo hơn. Cùng với gạo nếp, nhân bánh cũng là phần quan trọng được những người làm bánh đặc biệt chú ý. Nhân bánh thường được làm từ đậu xanh, thịt lợn. Đậu xanh ngâm với nước rồi đãi sạch vỏ và nấu nhuyễn. Thịt lợn được cắt thành sợi dài, ướp với tiêu, nước mắm và không cho thêm dưa hành như nhân của bánh chưng. Cuối cùng đó chính là chuẩn bị lá và lạt buộc. Lá chuối để gói bánh thường được hơ qua lửa để có độ dẻo dai nhưng vẫn giữ được màu sắc. Lạt buộc thường được chẻ thành sợi dài và mỏng để dễ dàng hơn khi buộc bánh. Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, người ta tiến hành gói bánh. Bánh tét được gói thành hình tròn với độ dài khoảng 20 xăng-ti-mét. Sau khi đã gói xong bánh đó chính là giai đoạn nấu bánh. Bánh tét thường được nấu trong khoảng thời gian 8 tiếng thì chín, có độ mềm, dẻo với mùi thơm, béo ngậy.

Có thể thấy, bánh tét là một loại bánh gần gũi với những người con đất Việt và có lẽ bởi vậy nó có vai trò, giá trị và ý nghĩa to lớn trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Trước hết, bánh tét là loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết đến xuân về bởi người Việt ta từ ngàn đời nay quan niệm thưởng thức bánh tét vào những ngày cuối năm hay đầu năm mới thể hiện sự cầu chúc ấm no, sum vầy hạnh phúc của gia đình và hơn thế nữa, nó thể hiện sự đa tạ, biết ơn trời đất, ông bà tổ tiên đã cho người dân mùa màng thuận lợi, vạn điều tốt lành. Không dừng lại ở đó, bánh tét còn là hình ảnh tượng trưng cho niềm ước mong được “an cư lạc nghiệp” của một mùa xuân, một năm mới an bình đối với mọi gia đình. Bánh tét còn là một nét đẹp văn hóa trong ẩm thực của người Việt, được bạn bè trên khắp năm châu bốn bể biết đến. 

Tóm lại, cũng giống như bánh chưng, bánh tét là một loại bánh cổ truyền của dân tộc, nó có ý nghĩa to lớn trong đời sống của những người con Việt Nam. Chiếc bánh tét nhìn giản đơn nhưng thấm đẫm thật nhiều ý nghĩa cùng những điều tốt đẹp và có lẽ bởi vậy, dẫu thời gian trôi đi, cuộc sống ngày càng có thêm nhiều món ăn mới, hấp dẫn hơn nhưng sẽ không bất cứ món ăn nào có thể thay thế được vị trí của chiếc bánh tét trong lòng con người Việt, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Thuyết minh về bánh tét” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Trung tâm luôn mong muốn bài viết sẽ cung cấp cho các em nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình học tập, nhưng các em không nên sao chép bài viết này vào các bài làm của mình nhé. Nếu thấy bài viết này của trung tâm hữu ích, các em nhớ like và share nhé!


Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

Thuyết minh về một món an ngày Tết bánh tét