Xây dựng một nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục mầm non

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC MẦM NON (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non) Vinh 2011 1 2 Lời nói đầu Cuốn "Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non" viết về vấn đề phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi. Trong cuốn sách này tác giả trình bày những vấn đề mang tính hệ thống về nghiên cứu khoa học, các vấn đề phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Ngoài ra, trong cuốn sách còn có phần phụ lục nhằm hướng dẫn cho sinh viên các lựa chọn đề tài nghiên cứu và thực thi đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Cuốn sách bao gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học - Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non - Chương 3: Các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non. Cuốn "Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non" là giáo trình dùng cho sinh viên các trường Đại học sư phạm, ngành Giáo dục mầm non, hệ đào tạo từ xa, đồng thời là cuốn sách cần cho những ai quan tâm mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu khám phá các vấn đề về giáo dục trẻ em. Cuốn sách viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các độc giả để hoàn thiện thêm. Tác giả 3 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Về nghiên cứu khoa học. 1.1. Khái niệm và các đặc điểm của nghiên cứu khoa học a) Khái niệm: Nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật và sáng tạo các giải pháp tác động trở lại sự vật, biến đổi chúng theo mục đích sử dụng. Nói cho cùng nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới. b) Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học: Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi những sự vật mà khoa học chưa hề biết đến. Đặc điểm này dẫn đến hàng loạt các đặc điểm khác nhau của nghiên cứu khoa học như sau: - Tính mới: Vì nghiên cứu khoa học là quá trình thâm nhập thế giới của những sự vật, hiện tượng mà khoa học chưa biết, cho nên đó là quá trình hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Trong nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại như cũ những phát hiện, những nghiên cứu đã qua. Vì vậy, tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học. - Tính tin cậy: Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có khả năng kiểm chứng nhiều lần trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau, và với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau. Một kết quả thu được ngẫu nhiên dù phù hợp với giả thuyết đã đặt ra trước đó cũng chưa thể xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng. 4 Điều này dẫn đến một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của nghiên cứu khoa học, là khi trình bày một kết quả nghiên cứu cần chỉ rõ những điều kiện, các nhân tố và phương tiện thực hiện (nếu có). - Tính thông tin: Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể đó là một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học ... tuy nhiên trong tất cả các trường hợp khác nhau, sản phẩm khoa học luôn luôn mang đặc trưng thông tin. Đó là những thông tin về quy luật vận động của sự vật, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm quy trình đó. - Tính khách quan: Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học vừa là một tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên khoa học. Trong xã hội học khoa học, người ta xem đó là một chuẩn mực giá trị. Một nhận định vội vã theo tình cảm, một kết luận chưa được kiểm chứng chưa thể xem là một phản ánh khách quan về bản chất của sự vật. - Tính rủi ro: Quá trình khám phá bản chất sự vật và sáng tạo sự vật mới hoàn toàn có thể gặp thất bại. Đó là tính rủi ro của nghiên cứu. Sự thất bại trong nghiên cứu khoa học có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy, trình độ kỹ thuật của thiết bị quan sát hoặc thí nghiệm thấp, năng lực xử lý thông tin của người nghiên cứu còn hạn chế, giả thuyết khoa học đặt sai v.v. Tuy nhiên, trong khoa học “thất bại là mẹ thành công”, kết quả ấy dẫn đến một kết luận của nghiên cứu khoa học: đó là các giả thuyết đặt ra không được xác nhận về mặt khoa học, nghĩa là trong sự vật không tồn tại quy luật hoặc giải pháp như đã dự kiến. Nó giúp cho các đồng nghiệp đi sau rút được kinh nghiệm cho mình, tránh dẫm chân lên lối mòn, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu. - Tính kế thừa: Ngày nay hầu như không còn một công trình nghiên cứu khoa học nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn trống không về kiến thức. Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau rất xa. Tính kế thừa có 5 một ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận: một người nghiên cứu chân chính không bao giờ đóng cửa, cố thủ trong những lý luận và phương pháp luận của riêng mình mà bài xích sự thâm nhập về lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa học dù rất khác nhau. Hàng loạt phương hướng nghiên cứu mới và bộ môn khoa học mới xuất hiện chính là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn khoa học. - Tính cá nhân: Dù làm một công trình nghiên cứu khoa học do một tập thể hay cá nhân thực hiện thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định. Tính cá nhân được thể hiện trong tư duy cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân. 1.2. Về nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non: a) Khái niệm: Nghiên cứu khoa học GDMN là hoạt động tìm tòi, khám phá và nhận thức bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong lĩnh vực GDMN, từ đó sáng tạo các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi. Mục đích của nghiên cứu khoa học GDMN chính là nhận thức và cải tạo nâng cao chất lượng công tác chăm sóc- giáo dục trẻ em từ 0-6 tuổi. Bản chất của nghiên cứu khoa học GDMN là sáng tạo ra cái mới b) Đối tượng của nghiên cứu khoa học GDMN Những sự vật, hiện tượng trong lĩnh vực GDMN cần được khám phá, nhận thức và cải tạo chính là đối tượng của nghiên cứu khoa học GDMN. Có thể kể đến các đối tượng nghiên cứu sau đây trong lĩnh vực này: - Các vấn đề về sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ em từ 0-6 tuổi - Các vấn đề về giáo dục trẻ em từ 0-6 tuổi như mục đích, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện, kết quả giáo dục, các lực lượng giáo dục, mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong GDMN... - Các vấn đề về quản lý GDMN: quản lý nhà nước về GDMN, quản lý trường mầm non (mục đích, quá trình, nội dung, phương pháp, các điều kiện đảm bảo chất lượng GDMN; quản lý đội ngũ GVMN, quản lý trẻ và nhóm lớp trong trường mầm non...). 6 1.3. Trẻ em từ 0-6 tuổi là đối tượng cơ bản của nghiên cứu khoa học về GDMN. 3.1.1. Các quan niệm về trẻ em a) Trẻ em là động vật: Đây là quan niệm của trường phái hành vi mà đại diện là J.Watson. Khi nghiên cứu hành vi của con người như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ bên ngoài (theo công thức S - R; S là kích thích của môi trường bên ngoài; R là phản ứng trả lời tương ứng của cơ tthể), J.Watson và những người theo trường phái hành vi đã đồng nhất con người với con vật và đồng nhất trẻ em với động vật. Ông viết : “… Con người là động vật có hai chân, hai tay với những ngón tay cực kỳ tinh vi uyển chuyển. Con người phát triển 9 tháng trong thời kỳ bào thai, 8 năm trong thời kỳ thơ ấu và 70 năm trong suốt cuộc đời”. Pascan cũng quan niệm “... Con người là động vật có phản ứng với từ ngữ và sử dụng từ ngữ, nhưng phản ứng ngôn ngữ ấy chẳng qua chỉ là sự co bóp của cơ cổ mà thôi...” Tóm lại những người theo trường phái hành vi chỉ phân biệt sự khác nhau giữa con người (trẻ em) với con vật ở những dấu hiệu bên ngoài. b) Trẻ em là người lớn thu nhỏ lại. Đó là quan điểm tiến bộ hơn và tương đối phổ biến, ngay cả hiện nay. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn về mọi phương diện (tư tưởng; tình cảm; hành động...) chỉ là sự khác nhau ở số lượng, tầm cỡ, kích thước, chứ không phải là sự khác nhau về chất. c) Quan điểm của J.J Rutxô (1712-1778): Ngay từ thế kỷ XVIII J.J Rutxô đã nhận xết rất tinh tế về những đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ. Theo ông, trẻ em là trẻ em, không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ.... Vì ...“trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó”. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. d) Quan niệm của Tâm lý học duy vật biện chứng: 7 Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em là trẻ em, nó vận động, phát triển theo quy luật riêng của nó. Để hiểu được khái niệm về trẻ em cần phải xem xét nó ít nhất trên 3 bình diện: sinh vật, văn hoá hay tâm lý cá nhân - Khái niệm trẻ em xét trên bình diện sinh vật: Trẻ em cũng giống như động vật đều kế thừa cấu trúc và chức năng của cơ thể từ thế hệ trước, tuy nhiên, khác với động vật: + Đứng về góc độ loài, con người không còn chịu sự chi phối của quy luật tiến hoá sinh vật (như động vật), mà chủ yếu chịu sự tác động của các quy luật xã hội. + Bộ não của trẻ em có tính chất co giản đặc biệt, còn "trống"- nên có khả năng học tập, sẵn sàng tiếp nhận những kinh nghiệm lịch sử -xã hội từ thế hệ trước để phát triển tâm lý và nhân cách của mình. + Tuy vậy, cấu trúc hình thái của cơ thể trẻ phát triển và hoàn thiện từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành (cân nặng, chiều cao, sự thuần thục dần của các cơ quan nội tạng, đặc biệt hệ thần kinh và bộ não). Có thể nói, khái niệm trẻ em có thể hiểu là một cấu trúc hình thái cơ thể người còn non nớt đang được tăng trưởng. - Khái niệm trẻ em xét trên bình diện văn hoá: + ở người thế hệ sau tiếp nhận kinh nghiệm hoạt động, tri thức, kỹ năng và các phẩm chất tâm lý không phải bằng con đường di truyền sinh vật (như động vật) mà bằng con đường di truyền xã hội hay còn gọi là kế thừa văn hoá. + Thông qua hoạt động và giao tiếp trẻ em linh hội các kinh nghiệm ls-xh của loài người được kết tinh trong nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần (nền văn hoá xã hội) + Trẻ em lĩnh hội các kinh nghiệm nói trên dưới sự hướng dẫn, dạy dỗ thường xuyên của người lớn- giáo dục. + Quá trình phát triển của lịch sử, văn hoá làm thay đổi vốn kinh nghiệm lsxh, làm thay đổi yếu tố môi trường và giáo dục, đặc biệt là thay đổi hành vi, hoạt động, các chức năng tâm lý cấp cao của con người (trẻ em). 8 Như vậy, khái niệm trẻ em là một khái niệm lịch sử-văn hoá, luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của nền văn hoá. - Khái niệm trẻ em xét trên bình diện tâm lý cá nhân: + Đối với trẻ em từ lọt lòng đến tuổi trưởng thành đều phải trải qua một quá trình phát triển bao gồm nhiều thời kỳ, giai đoạn, nhiều pha, còn động vật thì chỉ có khả năng sinh trưởng - tuần tự theo thời gian mà bộc lộ những gì tổ tiên đã trang bị sẵn. + Mỗi giai đoạn phát triển đều mang những đặc điểm riêng đặc trưng cho mỗi đứa trẻ, xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới chưa từng có trong giai đoạn phát triển trước. Từ giai đoạn trước đến giai đoạn sau là một bước chuyển biến mang tính nhảy vọt, có sự biến đổi về chất, sự phát triển ở một giai đoạn vừa là kết quả của giai đoạn trước đó, vừa là tiền đề cho bước phát triển tiếp theo ở giai đoạn sau. + Sự phát triển tâm lý trẻ em là kết quả của 2 quá trình quyện chặt với nhau: sự trưởng thành, chín muồi của cơ thể với sự ăn nhập vào nền văn minh nhân loại. Như vậy, xét trên bình diện tâm lý cá nhân trẻ em là một thực thể đang phát triển. Tóm lại: Theo quan điểm tâm lý học duy vật biện chứng trẻ em là một thực thể đang phát triển về nhiều mặt (sinh vật, văn hoá, tâm lý cá nhân) để trở thành một thành viên của xã hội, một nhân cách. Do có nhiều cách hiểu khác nhau về trẻ em như vậy nên có nhiều quan niệm khác nhau về nghiên cứu trẻ em . 1.3.2. Một số quan niệm về nghiên cứu trẻ em a) Trường phái hành vi (coi trẻ em là động vật). Vì quan niệm trẻ em là động vật nên họ chủ trương nghiên cứu hành vi của động vật và áp dụng kết quả đó cho trẻ em. Tuy nhiên, trẻ em không phải là động vật vì thế những kết luận từ nghiên cứu trên động vật không đảm bảo tính khoa học. b) Coi trẻ em là người lớn thu nhỏ lại 9 Vì quan niệm trẻ em và người lớn chỉ khác nhau về tầm cỡ, kích thước, chứ không phải khác nhau về chất, nên những người theo quan điểm này đã áp đặt tất cả những nghiên cứu trên người lớn cho trẻ em. Rõ ràng, cách làm này là sai lầm. c) Coi trẻ em là trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn chúng ta đôi lúc không thể hiểu được trẻ em (J.J.Rutxo). Từ cách hiểu này dẫn đến quan niệm cho rằng trẻ em là một thế giới bí ẩn, chúng ta không thể biết được sự phát triển của trẻ em diễn ra như thế nào vì thế không nên can thiệp vào sự pháp triển đó, và tất nhiên cũng chả cần nhọc công nghiên cứu chúng. d) Quan niệm Tâm lý học duy vật biện chứng về trẻ em đã dẫn đến các nguyên tắc sau đây khi nghiên cứu về trẻ em: - Trẻ em là sản phẩm của thời đại lịch sử, nên muốn nghiên cứu trẻ em phải nghiên cứu các yếu tố lịch sử- xã hội bao quanh đứa trẻ. - Trẻ em tự sinh thành ra mình bằng hành động cho nên cần tìm hiểu hành động, hoạt động của trẻ em và sản phẩm hoạt động khi nghiên cứu trẻ em . - Trẻ em là trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, nó vừa mang nét chung ở cùng giai đoạn lứa tuổi với những trẻ em khác, vừa mang đặc thù riêng của chính nó. Do vậy các nghiên cứu trẻ em phải vừa nắm được quy luật tâm- sinh lý chung để lý giải: em bé này đang ở giai đoạn tâm lý nào về tính tình, về trí khôn, lại vừa phải nắm được chân dung tâm lý riêng của nó. - Các nhà tâm lý học duy vật biện chứng không phủ nhận vai trò của các yếu tố sinh vật trong sự phát triển tâm lý trẻ em, do vậy, khi nghiên cứu trẻ em chúng ta cần nghiên cứu mặt sinh lý, tức cơ chế hoạt động điều hoà (hay là xem em bé có bệnh tật gì không? khoẻ hay yếu?). 2. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học GDMN Trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học GDMN nói riêng chúng ta thường gặp các thuật ngữ: phương pháp, phương pháp hệ, phương pháp luận. Vậy phương pháp, phương pháp hệ, phương pháp luận là gì? 2.1. Phương pháp nghiên cứu khoa học a) Khái niệm: 10 Theo nghĩa chung thì phương pháp là con đường đạt mục đích, là cách thức giải quyết một công việc cụ thể. ở mỗi ngành khoa học lại có một hệ thống các phương pháp nghiên cứu riêng. Nhà khoa học phải nắm vững bản chất và biết cách sử dụng các phương pháp để tiến hành hoạt động nghiên cứu của mình có kết quả. Vậy: phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễn hoặc lý thuyết mà nhà khoa học sử dụng để nhận thức, khám phá đối tượng, tạo ra hệ thống những kiến thức về đối tượng. b) Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học: - Phương pháp có tính mục đích: mọi hoạt động đều có tính mục đích, mục đích công việc sẽ chỉ dẫn việc lựa chọn phương pháp. Phương pháp càng chính xác, càng sáng tạo càng làm cho công việc đạt tới kết quả nhanh, chất lượng cao và đôi khi vượt xa dự kiến ban đầu. Phương pháp nghiên cứu khoa học gắn bó với mục đích sáng tạo khoa học. - Phương pháp có tính đối tượng: phương pháp nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Đối tượng càng phức tạp, càng cần có phương pháp tinh vi. Phương pháp nghiên cứu có hiệu quả khi nó phù hợp với đặc điểm của đối tượng, phù hợp với quy luật vận động khách quan của đối tượng. - Phương pháp là con đường vận dụng của nội dung: mọi hoạt động đều có nội dung, nội dung công việc quy định phương pháp và phương pháp là cách thức thực hiện nội dung, là yếu tố quyết định chất lượng của công việc. Trong nghiên cứu khoa học mỗi chuyên ngành có 1 hệ phương pháp đặc thù, mọi đề tài có 1 nhóm phương pháp cụ thể. - Phương pháp là tổ hợp các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Nếu từng thao tác được thực hiện chính xác thì phương pháp đạt tới độ hoàn hảo và công việc đạt mức tối ưu. - Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, do chủ thể lựa chọn...Phương pháp bị quy định bởi trình độ nhận thức và kinh nghiệm đã có của chủ thể. Do đó, phương pháp mang tính chủ quan. Trong nghiên cứu khoa học các nhà khoa học phải có trình độ trí tuệ cao, khả năng lớn và một kinh nghiệm dày dạn. 11 - Mỗi phương pháp nghiên cứu khoa học có điểm mạnh và điểm yếu, do đó không nên chỉ sử dụng duy nhất 1 phương pháp để nghiên cứu đối tượng. c) Phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học: Khi nghiên cứu khoa học cần sử dụng rất nhiều phương pháp, phối hợp các phương pháp, dùng các phương pháp để hộ trợ nhau, kiểm tra lẫn nhau và để khẳng định kết quả nghiên cứu. Vì sự đa dạng của các phương pháp mà người ta tìm ra cách phân loại nó để tiện sử dụng. Có những cách phân loại phương pháp sau đây: - Dựa trên quy trình nghiên cứu, người ta chia phương pháp thành 3 nhóm: mô tả, giải thích và chuẩn đoán. - Dựa vào các bước của công việc, có các nhóm phương pháp: thu thập thông tin, gia công và xử lý thông tin. - Dựa vào trình độ tiếp cận của đối tượng, có các nhóm phương pháp: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp xử lý số liệu. Việc sử dụng hệ thống phương pháp phải nhất quán theo một cách phân loại. Trong thực tế cách phân loại thứ 2 và thứ 3 được chấp nhận rộng rãi. 2.2. Phương pháp hệ Là nhóm các phương pháp được sử dụng trong một lĩnh vực khoa học hay một đề tài cụ thể. Các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung và kiểm tra lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu và để khẳng định tính chân thực của các luận điểm khoa học. 2.3. Phương pháp luận Theo nghĩa hẹp là lý luận tổng quát, là những quan điểm chung, là cách tiếp cận đối tượng khoa học. Đây là những luận điểm mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học, mà nó vận dụng triết học như thế giới quan để giải thích và khám phá mà thôi. Những quan điểm phưong pháp luận là kim chỉ nam hướng dẫn các nhà khoa học trên con đường tìm tòi nghiên cứu. Có những quan điểm phương pháp luận cho nhiều ngành khoa học, cũng có những quan điểm riêng, đặc thù của một lĩnh vực khoa học mà gọi là phương pháp luận chuyên ngành. 12 Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có 2 cách tiếp cận với phương pháp luận. Khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm. Nghiên cứu khoa học tự nhiên bắt đầu từ các sáng kiến cụ thể. Con đường nghiên cứu thường bắt đầu từ thí nghiệm và bằng cách quy nạp mà hình thành luận điểm khoa học nghĩa là đi từ phương pháp nghiên cứu cụ thể, sau đó mới xuất hiện nhu cầu về phương pháp luận. Khoa học xã hội là khoa học thực chứng. Nghiên cứu khoa học xã hội đòi hỏi phải tích luỹ các sự kiện đông đảo, để giải thích chúng luôn động chạm đến các vấn đề triết học. Do vậy, nghiên cứu và giải thích các hiện tượng xã hội bao giờ cũng có quan điểm dẫn đường. Vai trò của phương pháp luận vô cùng to lớn. 2.4. Một số phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học GDMN. a) Phương pháp luận hệ thống: Để hiểu rõ bản chất của quan điểm hệ thống chúng ta cần phân biệt một số khái niệm * Hệ thống: Là một tập hợp các yếu tố nhất định có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và có quy luật vận động tổng hợp. Trong thực tiễn mọi sự vật và hiện tượng, nếu là một chỉnh thể trọn vẹn thì bao giờ cũng là một hệ thống được cấu tạo bởi những bộ phận, nhiều thành tố. Các bộ phận này có một vị trí độc lập, có chức năng riêng, tuy vậy chúng lại có quan hệ biện chứng với nhau theo mối quan hệ vật chất, quan hệ chức năng và chúng vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Một hệ thống bao giờ cũng có mối liên hệ với những hệ thống và đối tượng khác cùng nằm trong một môi trường nhất định. Môi trường chính là hệ thống lớn chứa đựng các hệ thống nhỏ ta đang nghiên cứu và các đối tượng khác bên cạnh nó. Giữa môi trường và hệ thống có mối quan hệ hai chiều. Môi trường tác động và quy định hệ thống, còn hệ thống tác động và cải tạo môi trường. * Tính hệ thống: là thuộc tính quan trọng của thế giới, là hình thức diễn đạt tính chất phức tạp của đối tượng và nó chính là một thông số quan trọng để đánh giá đối tượng. Một công trình nghiên cứu khoa học phải tìm cho được tính hệ thống 13 của đối tượng và trình bày nó một cách rành mạch, hàm xúc, chi tiết với lập luận chặt chẽ nhất. * Quan điểm hệ thống: là một luận điểm quan trọng chỉ dẫn quá trình nghiên cứu đối tượng phức tạp, là cách tiếp cận đặc trưng bằng phương pháp hệ thống để tìm ra các cấu trúc của đối tượng, phát hiện ra tính hệ thống: một thuộc tính quan trọng của đối tượng. Quan điểm hệ thống yêu cầu nghiên cứu đối tượng theo quy luật của cái toàn thể có tính hệ thống với các thành phần có mối tương tác biện chứng hữu cơ. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và cả trong hoạt động tâm lý, ở các mức độ khác nhau ta đều phát hiện ra tính hệ thống trong các đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng đơn giản nhất là các hiện tượng tâm lý riêng lẻ (cử động, thao tác, hành động, hoặc cá thể) tồn tại độc lập một cách tương đối, ta có thể cô lập để nghiên cứu. - Đối tượng phức tạp hơn, có kết cấu trọn vẹn như một chỉnh thể, như một hệ thống (hoạt động, các đặc điểm nhân cách). Ví dụ: Đời sống tâm lý, nhu cầu của đứa trẻ hay hệ thống tâm lý- sinh lý- xã hội. - Đối tượng phức tạp nhất là hiện thực xã hội, bao gồm những khách thể có mối liên hệ với nhau, tạo thành siêu hệ thống. Ví dụ: Vấn đề tâm lý và văn hoá. Khi nghiên cứu khoa học GDMN theo quan điểm hệ thống cần: + Nghiên cứu đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thể. + Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển từng mặt và của toàn bộ đối tượng tâm lý. + Nghiên cứu đối tượng trong mối tương tác với các hiện tượng xã hội khác, với người khác, với toàn bộ nền văn hoá xã hội. Tìm môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nó. + Trình bày kết quả nghiên cứu rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ, có tính logic cao. Như vậy, nghiên cứu khoa học GDMN theo quan điểm hệ thống cho phép nhìn nhận một cách sâu sắc toàn diện, khách quan về đối tượng nghiên cứu, thấy 14 được mối quan hệ của hệ thống nghiên cứu với các đối tượng khác trong hệ thống lớn, từ đó xác định được con đường tổng hợp tối ưu để phát triển nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non. b) Phương pháp luận hoạt động: Đây là quan điểm vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam dẫn đường trong các nghiên cứu con người nói chung và nghiên cứu khoa học GDMN nói riêng. Phương pháp luận hoạt động được hiểu như sau: - Khẳng định rằng: Hoạt động là bản thể của tâm lý- ý thức, hay tâm lý, ý thức được nảy sinh bởi hoạt động. Sự phát triển phức tạp và chuyển hóa của hoạt động kéo theo sự phát triển phức tạp và chuyển hoá của tâm lý. Tất cả các phạm trù trong tâm lý học: Phản xạ, phản ánh, ý thức, nhu cầu, động cơ vv...đều bị quy định bởi phạm trù hoạt động. - Phản ánh tâm lý và hoạt động gắn bó chặt chẽ với nhau. Hoạt động vừa tạo ra tâm lý, vừa sử dụng phản ánh tâm lý làm khâu trung gian tác động vào đối tượng tạo ra kinh nghiệm kép “ở con người”. - Tâm lý, ý thức, nhu cầu của con người được nghiên cứu như là các hoạt động. - Bằng hoạt động con người trở thành 1 nhu cầu và tồn tại như là một nhân cách. Nhu cầu là các cấu tạo tâm lý mới do từng người tự tạo ra cho mình bằng hoạt động của bản thân. - Tâm lý, ý thức, nhu cầu của con người được biểu hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động của cá nhân. Vì thế, muốn nghiên cứu tâm lý, nhu cầu của con người ta phải nghiên cứu hoạt động, hành động và sản phẩm hoạt động, nơi kết tinh năng lực con người vào đấy. c) Phương pháp luận tích hợp Quan điểm tích hợp coi tự nhiên- xã hội- con người như là một thể thống nhất tác động qua lại với nhau. Quan điểm tích hợp trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi một sự kết hợp, đan xen, lồng ghép các mảng đề tài, các góc độ nghiên cứu chung. Quan điểm tích hợp được sử dụng trong nghiên cứu khoa học GDMN, vì: 15 - Trẻ em là một đối tượng nghiên cứu mang tính tích hợp (đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học). - Sự phát triển của trẻ em trong 6 năm đầu đời rất nhanh, mạnh, tuy nhiên, các chức năng tâm-sinh lý chưa hình thành thật rõ nét và tách bạch rạch ròi như ở người lớn. Vì thế, để hiểu rõ về trẻ em, người ta cần sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Để vận dụng quan điểm tích hợp trong nghiên cứu trẻ em, cần phải: - Cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khi nghiên cứu trẻ em, trong đó có một phương pháp đóng vai trò chủ đạo. - Để nghiên cứu các vấn đề chung của giáo dục mầm non, cần vận dụng các hướng nghiên cứu mang tính tích hợp, được thực hiện bởi các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. - Các dữ kiện thu được từ quá trình nghiên cứu vừa được phân tích, nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau: xã hội học, tâm lý học, sinh lý học...và chúng cũng vừa được tổng hợp, lồng ghép với nhau để giải quyết các vấn đề nuôi và dạy trẻ. - Đối với việc giáo dục trẻ em trước 6 tuổi cần kết hợp giữa chăm sóc và dạy dỗ trẻ em. Muốn đạt hiệu quả thì 2 nhiệm vụ này cần lồng ghép, đan xen, hoà quyện với nhau. - Chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ em trước 6 tuổi được xây dựng trên cơ sở nhằm hình thành những thuộc tính, những năng lực chung- hình thành nền tảng nhân cách ban đầu cho trẻ em. d) Phương pháp luận lịch sử Mọi sự vật đều có nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển, vì thế, khi nghiên cứu cần xem xét đối tượng một cách toàn diện trong suốt quá trình phát sinh và phát triển của nó, tức là nghiên cứu theo quan điểm lịch sử. Nghiên cứu một đối tượng nào đó theo quan điểm lịch sử tức là nghiên cứu đối tượng trong quá trình vận động Khi nghiên cứu khoa học GDMN cần đảm bảo quan điểm tiếp cận lịch sử, vì: 16 - Nghiên cứu khoa học theo quan điểm lịch sử không những giúp ta phát hiện ra quy luật phát triển của đối tượng mà còn giúp tìm ra những nguyên nhân gây nên những thành công hay thất bại của sự kiện lịch sử, từ đó rút ra được bài học cần thiết. - Các tài liệu lịch sử có chức năng vô cùng quan trọng trong các nghiên cứu khoa học: chức năng làm cơ sở để xây dựng giả thuyết và chứng minh giả thuyết; chức năng minh hoạ, chứng minh; chức năng đánh giá các kết luận khoa học.. - Trẻ em trước 6 tuổi là một thực thể đang phát triển với tốc độ nhanh. Trong quá trình đó các quy luật phát triển được bộc lộ một cách khách quan. Để đảm bảo quan điểm tiếp cận lịch sử, nhà nghiên cứu phải: - Xem xét đứa trẻ trong quá trình phát triển của nó với những điều kiện phát triển nhất định, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển. - Coi giáo dục là mặt phổ biến, tất yếu trong quá trình phát triển những đặc điểm lịch sử ở đứa trẻ, chứ không phải là mặt tự nhiên của con người. e) Phương pháp luận thực tiễn Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính chất lịch sử xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Thực tiễn vừa là nguồn gốc, vừa là động lực, vừa là mục đích, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá đối với mọi lý thuyết khoa học: - Nghiên cứu khoa học GDMN phải bắt nguồn từ thực tiễn. Động lực nghiên cứu khoa học đó chính là nhu cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. - Kết quả nghiên cứu khoa học GDMN quay trở lại phục vụ thực tiễn (nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non). - Những sự kiện thực tiễn là những cứ liệu quan trọng giúp nhà nghiên cứu tìm hiểu đối tượng và khám phá ra quy luật vận động của nó. - Thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá các sản phẩm khoa học một cách chính xác nhất. Nghiên cứu khoa học GDMN cần đứng vững trên quan điểm thực tiễn mới hi vọng đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học về trẻ em, mang lại lợi ích thiết thực cho sự nghiệp chăm sóc- giáo dục trẻ em trước 6 tuổi. 17 Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC MẦM NON Nghiên cứu khoa học GDMN, dựa trên những hiện tượng thực của thế giới khách quan nhà nghiên cứu thu thập một cách kỹ lưỡng những sự kiện cần thiết và xem xét chúng một cách sâu sắc theo những khía cạnh khác nhau. Trong khi đối chiếu những hiện tượng thu thập được với nhau, nhà nghiên cứu khám phá ra những nguyên nhân và quy luật hoạt động của chúng, từ đó làm giàu cho khoa học, giúp ích cho thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu phải: - Xác định những sự kiện nào họ cần phải thu thập. - Nắm vững những thủ thuật nghiên cứu cần thiết và đôi khi xây dựng những phương pháp nghiên cứu riêng và những hệ phương pháp để thu thập những sự kiện ấy. - Phân tích và khái quát những sự kiện thu được, nhà nghiên cứu cần biết loại bỏ tất cả cái gì không cần thiết, không quan trọng, giữ lại cái quan trọng, cái bản chất. 1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học GDMN: a) Phải coi hoạt động là nguồn gốc của toàn bộ nền văn hoá loài người, của thế giới tinh thần của con người. Hoạt động là nơi tinh thần, tâm lý thực hiện chức năng của chúng đối với cuộc sống thực của con người. Hoạt động cũng chính là động lực phát triển tâm lý. Không thể nghiên cứu trẻ em ngoài hoạt động của chính bản thân trẻ. b) Phải tính đến tính chất tổng thể, hoàn chỉnh, trọn vẹn của đối tượng nghiên cứu. Khi nghiên cứu một hiện tượng tâm lý nào đó không được tách nó ra khỏi toàn bộ đời sống tâm lý của con người, cũng như khi nghiên cứu một đặc điểm nào đó của một loại hiện tượng tâm lý cũng không được tách nó ra khỏi các đặc điểm khác. Hơn nữa phải đặt đối tượng nghiên cứu vào trong mối quan hệ với các 18 loại hiện tượng khác. V.I. Lênin viết: “Toàn bộ tất cả các mặt của hiện tượng, hiện thực và các quan hệ của các mặt ấy đó là cái hợp thành chân lý”. c) Muốn thấy được tính chất tổng thể hoàn chỉnh, trọn vẹn của đối tượng nghiên cứu, phải xếp hiện tượng nghiên cứu vào hệ thống đó. Cuộc sống của con người có nhiều hoạt động. Mỗi hoạt động tương ứng với một động cơ vì vậy con người có nhiều động cơ. Do đó cần phải tìm ra hệ thống động cơ và xét động cơ nào trong thời điểm nhất định là động cơ chính. Tương tự như vậy, phải tìm ra hệ thống mục đích và xem cái nào là chính. d) Cần nghiên cứu, xem xét các hiện tượng tâm lý trong sự nảy sinh, biến đổi và phát triển của nó. Các hiện tượng tâm lý không bất biến, nghiên cứu một hiện tượng tâm lý phải thấy được quá khứ, hiện tại và tương lai của nó. Đồng thời cũng phải thấy được tính ổn định của nó trong một thời điểm nhất định, trong những điều kiện nhất định. 2. Các phương pháp nghiên cứu khoa học GDMN 3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 3.1.1. Chức năng: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết có chức năng cơ bản là định hướng cho việc nghiên cứu đề tài, vạch con đường tiếp cận đối tượng, chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cụ thể để khám phá đối tượng. Chức năng thứ hai của các phương pháp nghiên cứu lý thuyết là xây dựng hệ thống khái niệm khoa học là công cụ nghiên cứu đề tài. Chức năng thứ ba là khái quát những cứ liệu khoa học thành những kết luận khoa học, lý thuyết khoa học (ở mức độ cao hơn). 3.1.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết cụ thể a) Phương pháp phân tích- tổng hợp lý thuyết - Phân tích là thao tác tác đối tượng ra thành nhiều bộ phận, nhiều chi tiết để có thể xem xét kỹ lưỡng đối tượng từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau. - Tổng hợp là thao tác gộp các bộ phận, các chi tiết đã phân tích theo hướng nhất định để tạo thành một chỉnh thể, nhờ đó đối tượng được nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc hơn. 19 Phân tích- tổng hợp lý thuyết là phương pháp nghiên cứu cơ bản không thể thiếu được đối với việc xây dựng những luận cứ khoa học về trẻ em. Phương pháp này thường được sử dụng ở bước khởi đầu của việc nghiên cứu lý luận hoặc xây dựng cơ sở lý luận cho các nghiên cứu thực tiễn. Khi thực hiện phương pháp phân tích- tổng hợp lý thuyết, cần phải: - Phân tích mỗi lý thuyết hay trường phái khoa học thành nhiều khía cạnh, nhiều thành phần. - Tìm hiểu kỹ càng từng thành phần trong cấu trúc của mỗi lý thuyết để chỉ ra đặc điểm riêng biệt của nó, xác định sự phát triển của lý thuyết do nhiều thế hệ tác giả khác nhau đóng góp mà thành. - Tổng hợp lý thuyết theo quan điểm riêng của nhà nghiên cứu, lược bỏ những mặt sai lầm, lạc hậu, yếu kém, kế thừa, lĩnh hội những mặt tích cực, tạo ra lý luận về đối tượng nghiên cứu, từ đó định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. b) Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết - Phân loại lý thuyết là sự phân chia các tài liệu nghiên cứu, các lý thuyết khoa học đã có về đối tượng nghiên cứu thành các mặt, các đơn vị kiến thức... khác nhau dựa trên các dấu hiệu bản chất hay hướng nghiên cứu. - Tổng hợp lý thuyết là sự sắp xếp những tài liệu khoa học đã được phân loại vào một hệ thống nhất định trên cơ sở một mô hình lý thuyết do người nghiên cứu đề xuất. Phương pháp phân loại và tổng hợp lý thuyết là hai thao tác luôn đi cùng nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Nhờ đó, các tài liệu, lý thuyết khoa học với kết cấu phức tạp về mội dung trở nên dễ nhận thấy, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học GDMN, phương pháp phân loại và tổng hợp lý thuyết làm cho các lý thuyết khoa học về GDMN mang tính khái quát cao, định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn và có tác dụng chỉ đạo hoạt động chăm sócgiáo dục trẻ em. c) Phương pháp cụ thể hoá lý thuyết 20