Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ là ai

Ông Đinh Hữu Phí giữ chức Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ

PV

16:05 07/03/2017

Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức công bố và trao quyết định bổ nhiệm cho ông Đinh Hữu Phí, Hàm Vụ trưởng Vụ Khoa giáo-Văn xã (Văn phòng Chính phủ) giữ chức Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng
các ông: Đinh Hữu Phí, Phạm Thế Dũng.

Chu thể, ngày 6/3, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức công bố và trao quyết định bổ nhiệm cho ông Đinh Hữu Phí, HàmVụ trưởng Vụ Khoa giáo-Văn xã (Văn phòng Chính phủ) giữ chức Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ và ông Phạm Thế Dũng, Trưởng phòng Quản lý công nghệ thuộc Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ nhận chức Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ.

Cũng tại buổi lễ ông Trần Đắc Hiến, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đã đọc các Quyết định của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc nghỉ hưu, bổ nhiệm lại, thôi kiêm nhiệm đối với lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ.

Chủ đề: Cục trưởng Đinh Hữu Phí cục sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu Trí tuệ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Sở hữu Trí tuệ? Cơ cấu tổ chức của Cục Sở hữu Trí tuệ?

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có tên tiếng anh là ” Intellectual Property Office of Viet Nam (viết tắt là IP Viet Nam)”, sự ra đời của Cục Sở hữu trí tuệ vào năm 1982 (lúc đó là Cục Sáng chế) đã cho thấy được bước tiến quan trọng trong tư duy của đất nước về việc công nhận, bảo hộ các tài sản “vô hình” mà trước đó các quốc gia trên thế giới đã rất chú trọng.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ: Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ Ban hành kèm theo Quyết định số 2525/QĐ-BKHCN ngày 04/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Cục Sở hữu Trí tuệ là gì?

Định nghĩa về Cục sở hữu trí tuệ được xây dựng dựa trên vị trí, chức năng của cơ quan này, theo đó, tại đoạn 1, Điều 1 Điều lệ có nêu rõ: “Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; trực tiếp quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.“. Như vậy, sự tồn tại của Cục sở hữu trí tuệ luôn là cơ quan trực thuộc, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên là Bộ Khoa học và Công nghệ, vừa mang tính độc lập, vừa mang tính phụ thuộc, Cục sở hữu trí tuệ là cánh tay đặc lực, chủ chốt, hoạt động đặc thù giúp việc cho Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của của Cục sở hữu trí tuệ:

Cục Sở hữu trí tuệ được trao cho rất nhiều các nhiệm vụ, quyền hạn, theo đó, tại Điều 2 Điều lệ có liệt kê 23 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn. Chính vì vậy, ở phần này, tác giả sẽ tập trung vào những nhiệm vụ, quyền hạn đặc trưng nhất của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

–  Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Nội dung nhiệm vụ, quyền hạn được nhắc đến ở đây chủ yếu là các hoạt động liên quan đến xây dựng và trình các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo các cơ chế, chính sách, giải pháp, dự thảo các chương trình, đề án hoặc các kế hoạch phát triển về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của Cục, thực hiện đúng chuyên môn của một cơ quan trực thuộc Bộ.

–  Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản nội bộ, văn bản cá biệt khác thuộc phạm vi quản lý của Cục. Đây là quyền hạn xuất phát từ vị trí, chức năng mà Cục sở hữu trí tuệ có được, với tư cách là cơ quan chuyên môn, Cục hoàn toàn có đủ điều kiện và căn cứ vào tình hình áp dụng pháp luật để đưa ra các hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội hiểu rõ và làm đúng, bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động đồng bộ, chuyên nghiệp, độc lập, Cục sở hữu trí tuệ có quyền ban hành các văn bản nội bộ, các văn bản cá biệt (chủ yếu là quyết định).

–  Tổ chức thực hiện việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Đây là quyền hạn chỉ có Cục sở hữu trí tuệ mới được thực hiện dựa trên đơn yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Quyền hạn này có ý nghĩa làm phát sinh trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho cá nhân, tổ chức, cũng là cách để nhà nước quản lý hiệu quả, thống nhất về quyền sở hữu công nghiệp trong cả nước.

– Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nhiệm vụ này được ghi nhận bởi Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan nắm rõ quy định của pháp luật, có điều kiện tiếp xúc với thực tế, tham gia nhiều các hoạt động xác lập quyền, giải quyết tranh chấp, từ đó có đủ kinh nghiệm và chuyên môn để thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đối tượng nhất đinh.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến xác lập quyền sở hữu công nghiệp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Giải quyết khiếu nại là nhiệm vụ khi nhận được đơn khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan thực hiện hành vi hoặc có các quyết định gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khiếu nại. Còn giải quyết tố cáo là nhiệm vụ khi có đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm khi tham gia liên doanh với công ty khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

– Tham gia giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp và tranh chấp thương mại liên quan đến sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; cung cấp ý kiến chuyên môn phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp. Các tranh chấp về sở hữu công nghiệp ngày càng nhiều với giá trị cũng cực kỳ lớn, việc cho phép Cục sở hữu trí tuệ tham gia giải quyết các tranh chấp cũng là điều hợp lý, nhằm huy động thêm sự hỗ trợ, ý kiến khách quan của một cơ quan chuyên môn, có khả năng, kinh nghiệm

– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là quyền hạn của Cục sở hữu trí tuệ, nhằm đảm bảo rằng, các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải có năng lực thực sự và điều đó được chứng minh quá Giấy chứng nhận.

– Tư vấn về xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển giá trị quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật; hỗ trợ việc áp dụng và chuyển giao sáng chế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và kinh doanh. Đây là quyền hạn của Cục sở hữu trí tuệ, việc tư vấn được thực hiện khi có yêu cầu và thắc mắc của các chủ thể, tuy nhiên khi có yêu cầu thì việc tư vấn trở thành nhiệm vụ và Cục phải thực hiện đúng chức trách, chuyên môn của mình.

– Thực hiện hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật; xây dựng, tham gia đàm phán để ký kết gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế chung về sở hữu trí tuệ; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp quốc gia liên quan đến sở hữu trí tuệ. Nhiệm vụ này dường như đang thay mặt cho Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện một hoạt động chuyên môn, đây cũng là nhiệm vụ quan trọng trong sự hội nhập và phát triển đồng bộ với các quốc gia trên thế giới trong quy định về sở hữu công nghiệp.

– Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Đây là nhiệm vụ liên quan đến các thủ tục quan trọng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, đòi hỏi Cục phải thực hiện hiệu quả, chặt chẽ, đơn giản hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.

– Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu dịch vụ khác trong hoạt động sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.  Đây là quyền hạn phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề về tài chính cho Cục, cũng là quy định tương ứng đốii với các quy định của pháp luật về việc thu phí, và sử dụng phí.

3. Cơ cấu tổ chức của Cục Sở hữu trí tuệ:

Cơ cấu tổ chức của Cục Sở hữu trí tuệ khá phức tạp, được quy định tại Điều 4, Điều lệ, trong đó, chia làm hai nhóm:

Nhóm 1: Các đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước

Xem thêm: Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định

– Văn phòng Cục.

– Phòng Kế hoạch – Tài chính.

– Phòng Tổ chức cán bộ.

– Phòng Đăng ký.

– Phòng Pháp chế và Chính sách.

– Phòng Hợp tác quốc tế.

– Phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Điểm mới về quyền sở hữu tài sản và quyền khác đối với tài sản

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng.

Nhóm 2: Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục

– Trung tâm Thẩm định Sáng chế.

– Trung tâm Thẩm định Kiểu dáng công nghiệp.

– Trung tâm Thẩm định Nhãn hiệu.

– Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế.

– Trung tâm Thẩm định sau cấp Văn bằng bảo hộ.

– Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp.

Xem thêm: Sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

– Trung tâm Công nghệ thông tin.

– Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn.

Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ có khá nhiều quyền hạn đối với các cơ quan, đơn vị được nêu trên.

Với một cơ cấu tổ chức như trên, mong rằng, Cục sở hữu trí tuệ sẽ có đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách hiệu quả và triệt để nhất.