Đứng đầu nhà nước phương tây là ai

Nhà nước chủ nô xuất hiện đầu tiên trên thế giới là Nhà nước Ai Cập cổ đại xuất hiện vào khoảng bốn nghìn năm trước Công nguyên, Nhà nước Xume (Sumer) cổ đại (vùng vịnh Pecxich) xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên. Nhà nước Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại cũng xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên. Cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước chủ nô là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ dựa trên chế độ sở hữu tư nhân của chủ nô về tư liệu sản xuất và nô lệ. Xã hội chiếm hữu nô lệ có hai giai cấp cơ bản và có sự mâu thuẫn đối kháng là chủ nô và nô lệ. Nô lệ được coi là công cụ biết nói và là một thứ hàng hoá mà chủ nô có thể mua bán trên thị trường. Xét về bản chất thì nhà nước chủ nô là bộ máy chuyên chính của giai cấp chủ nô, là công cụ thiết lập và bảo vệ quyền lực của giai cấp chủ nô, đồng thời, là bộ máy trấn áp giai cấp nô lệ và những người lao động tự do trong xã hội. Bộ máy của nhà nước chủ nô chủ yếu là bộ máy quân sự và cảnh sát. Phần lớn, các nhà nước chủ nô chưa có sự phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước.

Ở các nước phương Đông, hình thức chính thể của nhà nước chủ nô phổ biến là hình thức quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của vua hay quốc vương, hoàng đế. Ở Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, hình thức nhà nước phong phú hơn. Ngoài hình thức quân chủ chuyên chế, ở La Mã còn tồn tại hình thức cộng hòa quý tộc, ở Aten (Hy Lạp) còn có hình thức cộng hòa dân chủ mà ở đây đại hội nhân dân được coi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Sự ra đời, quá trình phát triển của các kiểu nhà nước chủ nô theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênỉn

Ở phương Tây, quá trình biến đổi của xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước chủ nô diễn ra tương đối nhanh chóng, sở hữu tư nhân phát triển mạnh mẽ, mâu thuẫn giai cấp rất gay gắt. Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất đai và các tư liệu sản xuất khác hầu hết thuộc sở hữu tư nhân của các chủ nô, kể cả nô lệ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, bên cạnh đó là lực lượng dân tự do (giới bình dân). Nô lệ có địa vị vô cùng thấp kém, họ bị coi là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô, chủ nô có quyền tuyệt đối đối với nô lệ, khai thác bóc lột sức lao động, đánh đập, đem bán, tặng cho, bỏ đói hay giết chết. Cơ sở kinh tế xã hội của nhà nước chủ nô là nhân tố quyết định bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức nhà nước cũng như quá trình tồn tại, phát triển của nhà nước chủ nô.

Hiện nay, quan điểm về sự phân chia kiểu đối với các nhà nước phương Đông chưa có sự thống nhất. Ngay cả thời điểm khỏi đầu và thời điểm kết thúc của kiểu nhà nước đầu tiên ở khu vực này hiện cũng còn tranh luận. Các nhà nước phương Đông xuất hiện tương đối sớm so với các nhà nước phương Tây, trong điều kiện lực lượng sản xuất còn tương đối thấp kém, quá trình biến đổi của xã hội dẫn tới việc hình thành nhà nước khá chậm chạp và kéo dài. Nhà nước xuất hiện nhưng công xã nông thôn (công xã láng giềng), tàn tích của chế độ thị tộc vẫn còn tồn tại. Trong một thời gian dài, nhà nước tồn tại và phát triển trên cơ sở đan xen giữa chế độ công hữu còn điều kiện để phát triển khá vững chắc với chế độ tư hữu mới hình thành, chưa phát triển lắm. Quan hệ sản xuất chủ yếu trong xã hội là quan hệ giữa nhà nước với thành viên công xã nông thôn. Nhà nước là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất nhưng kẻ trực tiếp chiếm hữu ruộng đất là các công xã nông thôn, công xã thay mặt cho nhà nước quản lí ruộng đất và chia cho thành viên trong công xã canh tác để nộp thuế cho nhà nước. Ở những nước này, số lượng nô lệ không nhiều, vai trò của nô lệ trong nền kinh tế nhìn chung khá hạn chế, nô lệ chủ yếu để hầu hạ phục dịch trong các gia đình quý tộc, quan lại hoặc thực hiện những công việc chung của công xã và nhà nước. Địa vị của nô lệ không đến nỗi thấp kém như ở các nước phương Tây, nô lệ có thể có gia đình riêng, có khi còn được coi như thành viên trong gia đình. Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội là thành viên công xã nông thôn, họ là những người tự do, được công xã định kì chia đều ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước để tự canh tác và nộp thuế cho nhà nước. Như vậy, mặc dù có thể xếp vào cùng một kiểu, nhưng các nhà nước ở phương Đông và phương Tây có khá nhiều điểm khác biệt. Có thể nói, chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Đông nhìn chung chưa phát triển và mang nhiều đặc trưng của chế độ nô lệ gia trưởng.

Mặc dù có rất nhiều hạn chế, tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, không thể phủ nhận được ý nghĩa lịch sử của nhà nước chủ nô. Dù sao, sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước chủ nô cũng là bước tiến của lịch sử nhân loại, nó tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá... của các xã hội sau này. Đúng như Ph. Ăngghen đã chỉ rõ:

“Không có chế độ nô ỉệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp; không có che độ nô lệ thì không có Đe chế La Mã. Mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đe chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại. Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chỉnh trị và trí tuệ của chủng ta là một trạng thái trong đó chế độ nỏ lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa nhận ”.

Trong suốt hàng nghìn năm tồn tại, các nhà nước chủ nô luôn tiến hành các cuộc chiến ữanh liên miên, chinh phạt, thôn tính lẫn nhau dẫn đến nhiều nhà nước bị xoá bỏ, thay vào đó là sự lớn mạnh của một số nhà nước khác. Tuy nhiên, nhà nước chủ nô tồn tại và phát triển trong điều kiện đối kháng gay gắt giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ cho nên nhất định nó phải bị diệt vong, nhường chỗ cho một kiểu nhà nước mới từng bước hình thành, nhà nước phong kiến.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Đứng đầu nhà nước phương tây là ai

Các quốc gia cổ đại phương Tây ngay từ rất sớm đã phát triển và đem lại những thành tựu to lớn có sức ảnh hưởng đến tận ngày nay. Vậy quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm nổi bật trong văn hóa của các quốc gia CĐ phương Tây như thế nào? Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây. 

Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây

Đứng đầu nhà nước phương tây là ai

  • Sự hình thành các quốc gia cđ phương Tây xuất hiện trên bán đảo Bancăng và Italia, vào đầu thiên niên kỉ thứ I TCN, 2 quốc gia cổ đại là Hy Lạp và Rôma được hình thành.
  • Đây là vùng đất không thích hợp cho việc trồng lúa. Các loại cây khác được đưa vào trồng như nho, ô liu… Các ngành nghề khác như thương nghiệp, ngoại thương, làm đồ gốm, nấu rượu nho… ngày một phát triển đem lại sự giàu có cho cư dân tại đây.

Xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp, Ro-ma

Xã hội tồn tại dưới hình thức dân chủ cộng hòa. Nhà nước do dân tự do và tầng lớp quý tộc bầu ra. Dưới sự phát triển về kinh tế, xã hội dần dần hình thành sự phân hóa giai cấp giàu nghèo. Xã hội ở các quốc gia cđ phương Tây Hi Lap Ro-ma gồm 2 giai cấp chính:

  • Giai cấp chủ nô: do nắm giữ nhiều của cải nên rất giàu có, cuộc sống sung túc và nắm trong tay nhiều quyền lực. Họ bóc lột nô lệ rất nặng nề. Họ sở hữu rất nhiều nô lệ.
  • Nô lệ: như đã nói ở trên đây là giai cấp chịu sự bóc lột nặng nề của chủ nô. Họ phải lao động rất cực khổ, là lực lượng lao động chính trong xã hội không có chút quyền lợi nào. Nếu không nghe lời sẽ bị đánh tới tới bất cứ lúc nào.  Đặc biệt, họ là vật sở hữu riêng của chủ nô.
  • Xã hội cổ đại ở Hy Lạp và Roma gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ.

Do đó, dưới sự áp bức nặng nề, nô lệ đã vùng lên phản kháng vào năm 71-73 TCN đứng đầu là Xpac – ta – cut.

Đứng đầu nhà nước phương tây là ai

Văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây

Nền văn hóa của các quốc gia cđ phương Tây được thể hiện qua các thành tựu về lịch, chữ viết, khoa học, văn học và nghệ thuật.

Lịch và chữ viết

  • Ngay từ thời cổ đại, người ta đã rất quan tâm đến thế giới bên ngoài (trái đất và hệ mặt trời). Sự hiểu biết về trái đất và hệ mặt trời đó đã giúp người Rooma lập được lịch với 365 ngày và ¼ ngày/năm. Một tháng có 30 hoặc 31 ngày, đặc biệt tháng 2 chỉ có 28 ngày. Những kiến thức về lịch từ xa xưa khá giống với lịch hiện nay.
  • Chữ viết sáng tạo ban đầu là dạng ký hiệu. Chúng được ghép vào với nhau để tạo thành những ý nghĩa nhất định. Về sau, bảng chữ cái ra đời dưới dạng chữ cái A, B, C như hiện nay. Lúc đầu, bảng chữ cái gồm 20 chữ về sau tăng lên 26 chữ. Những phát minh chữ viết này ảnh hưởng rất nhiều đến nền văn hóa chữ viết về sau.

Khoa học

  • Khoa học thật sự chính xác và đạt được khả năng khái quát thành các định lý, định luật khi đến thời Hy Lạp, Rôma. Tiêu biểu trong thời kì này là các nhà toán học lỗi lac: Ta -lét, Pitago, Ơ-clit.

Đứng đầu nhà nước phương tây là ai

Văn học

  • Nhắc tới văn học các quốc gia cổ đại phương Tây trong đó có  Hy Lạp, người ta nghĩ đến một nền kịch đặc sắc với nhiều nhà viết kịch nổi tiếng.
  • Rô-ma đã thừa kế những thành tựu của văn học, nghệ thuật Hy Lạp và phát triển thêm nó. Nổi tiếng thời kì này là nhà thơ Lu-cre-xơ, Viếc-gin…

Nghệ thuật

  • Kiến trúc, điêu khắc tại Hy Lạp đạt đến trình độ hoàn mỹ. Những bức tượng hay đền đài như người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi-lô, đền Pactenong, đấu trường Coolide… nổi tiếng cho đến tận ngày nay.

Đánh giá ý nghĩa của các thành tựu văn hóa lớn thời cổ đại

Sự hình thành và văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông cũng như phương Tây đã cho thấy ý nghĩa:

  • Thể hiện rõ nét sự sáng tạo từ những ngày đầu bình minh của lịch sử.
  • Những thành tự lớn của thời cổ đại đã làm cơ sở cho sự phát triển ngày nay, đặc biệt về khoa học và nghệ thuật.
  • Những thành tựu ấy còn cho thấy khả năng vĩ đại của con người.

Một số câu hỏi liên quan đến các quốc gia cổ đại tại phương Tây

Câu 1: Hãy cho biết rằng các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

Trả lời: Tại hai bán đảo là  Ban Căng và I- ta –li a (thuộc Địa Trung Hải) vào đầu của thiên niên kỉ thứ I TCN đã hình thành nên hai quốc gia cổ đại – đó chính là Rô-ma và Hi Lạp.

Câu 2: Hãy cho biết thiên nhiên và đời sống con người tại những quốc gia cổ đại phương Tây.

Trả lời:

  • Hai quốc gia cổ đại là Hi Lạp và Rô ma thuộc ven biển Địa Trung Hải. Tại đây có nhiều đảo, nhưng đất canh tác lại ít và khô cứng. Chính vì thế, có những thuận lợi cùng một số khó khăn đối với những quốc gia cổ đại phương Tây như sau:
    • Thuận lợi: Do gần Địa Trung Hải nên có biển và nhiều hải cảng, khí hậu cũng ấm áp, giao thông cũng vô cùng thuận lợi, vì thế mà các ngành như hàng hải, ngư nghiệp hay thương nghiệp rất phát triển.
    • Khó khăn: Những quốc gia này có khó khăn là đất ít và xấu, không thích hợp trồng các cây nông nghiệp, tuy nhiên rất phù hợp để trồng các cây lưu niên như cam chanh, ô liu, nho… Khó khăn nữa là họ phải mua lương thực như lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập và Tây Á.
  •  Những cư dân ở đây đã biết chế tạo công cụ bằng sắt, đồng thời cho phép khai hoang trên diện tích rộng hơn.
  • Có thể thấy với những quốc gia phương Tây thì thủ công nghiệp vô cùng phát đạt, với nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi với hàng hóa đẹp, cùng chất lượng cao và quy mô lớn.
  • Bên cạnh đó thì thương nghiệp cũng phát triển không kém, mở rộng buôn bán với các quốc gia cổ đại phương Đông.

Cho đến tận ngày nay, nhắc đến các quốc gia cổ đại phương Tây người ta sẽ nghĩ ngay đến nơi mà các thành tựu văn minh đã ra đời. Cùng tìm hiểu những kiến thức khác tiếp theo trong DINHNGHIA.VN nhé. Chúc bạn luôn học tốt!.

Xem thêm:

Tu khoa lien quan:

  • cơ sở hình thành quốc gia cổ đại phương tây
  • điều kiện tự nhiên quốc gia cổ đại phương tây
  • thành tựu văn hóa của quốc gia cổ đại phương tây
  • đánh giá các thành tựu của quốc gia cổ đại phương tây

Please follow and like us:

Đứng đầu nhà nước phương tây là ai

Đứng đầu nhà nước phương tây là ai

Đứng đầu nhà nước phương tây là ai

Đứng đầu nhà nước phương tây là ai