Những con người bình dị vô danh có vai trò như thế nào đối với Đất nước

Chờ chị ăn cơm trưa chút rồi chị gửi bài cho em nhé ^^

Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén xúc cảm, mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm rất thành công với những sáng tác thơ về đề tài đất nước, tiêu biểu là trường ca "Mặt đường khát vọng", trong đó có đoạn trích Đất Nước. Đọan thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên lịch sử và truyền thống dựng nước và giữ nước: Em ơi em! ... Có nội thù thì vùng lên đánh bại". Trường ca "Mặt đường khát vọng" gồm chín chương."Đất nước" là phần đầu chương V bản trường ca này. Đoạn trích là những suy nghĩ của tác giả về đất nước được nhìn trên nhiều góc độ với tư tưởng chủ đạo là “Đất Nước của Nhân Dân". Đoạn trích có hai phần. Đoạn thơ trên thuộc phần thứ hai trong đoạn trích "Đất Nước". Trên phương diện lịch sử, tác giả nhấn mạnh đến sự góp phần của những con người bình dị, vô danh trong việc làm nên Đất Nước muôn đời. Nhà thơ chuyển sang giọng điệu tâm tình với "em" mà tìm sự đồng cảm ở hết thảy chúng ta: Em ơi em Hãy nhìn từ rất xa Vào bốn nghìn năm Đất Nước "Em" là nhân vật trữ tình không xác định, nhưng cũng có thể là sự phân thân của tác giả để độc thoại với chính minh. Lời tỏ tình mang giọng điệu tâm tình mà trĩu nặng suy tư. Với lối tâm tình, trò chuyện, nhà thơ đưa ta trở về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bốn nghìn năm hầu như không bao giờ nguội tất ngọn lửa đau tranh chống giặc ngoại xâm. Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là: người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị: Năm tháng nào cũng người người lớp lớp ... Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao thế hệ cha anh dũng cảm, chiến đấu, hy sinh và trở thành anh hùng mà tên tuổi của họ "cả anh và em đều nhớ. Nhưng cũng có hàng triệu, hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã ngã xuống, họ đã "sống và chết, không ai nhở mặt đặt tên", nhưng tất cả, họ đều có công " làm ra Đất Nước". Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước của nhà thơ.Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân. Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước. Họ là những con người bình dị vô danh. Họ là những con người lao động cần cù chăm chỉ nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm thì chính họ trở thành những người anh hùng cửu nước. Khi có giặc người con trai ra trận, người con gái trở về nuôi cái cùng con đã thể hiện sự chung sức, chung lòng để đánh giặc cứu nước, và khi cần thì giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.Nhà thơ đã khẳng định truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: sức mạnh đoàn kết, nhất trí một lòng và có lòng căm thù gặc sâu sắc. Đó là truyền thống được phát huy từ đời này sang đời khác. Chính bằng sự đóng góp một cách tự nhiên đó mà họ đã làm nên lịch sử truyền thống lâu đời của đất nước. Nhìn vào lịch sử bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ không nhắc lại các triều đại, kể tên các bậc vua chúa hay những vị anh hùng dân tộc đã từng rạng danh sử sách, văn chương, mà biểu dương sự cống hiến của muôn vàn những con người bình thường trong việc xây dựng, vun đắp và bảo vệ Đất Nước. Nhiều người đã trở thành anh hùng, họ đã làm ra Đất Nước. Hình ảnh "người người lớp lớp", "bốn nghìn lớp người” chính là biểu tượng cho đông đảo tầng lớp nhân dân kế tiếp nhau. Họ đều mang những đức tính chung của con người lao động như sự cần cù, chất phác và khi có giặc ngoại xâm thì sẵn sàng tự nguyện đứng lên chiến đấu báo vệ Tổ quốc. Người con trai ra trận, người con gái ở hậu phương cũng góp sức lực, đảm đang nuôi con để người chồng yên lòng đánh giặc, nhưng khi cần thì giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, đó là hành động tất yếu để bảo vệ mái nhà và bảo vệ quê hương. Những con người anh hùng vô danh ấy có một cuộc sống thật giản dị, chết bình tâm, cống hiến và hy sinh một cách tự nguyện, vô tư, thầm lặng cho Đất Nước. Mặc dù không ai nhớ mặt đặt tên nhưng công lao của họ thật to lớn và đầy ý nghĩa, chính họ đã làm ra Đất Nước. Bằng những câu thơ tuy ngắn ngủi, nhưng nhà thơ đã cho ta thấy một sự khẳng định chắc chắn và chặt chẽ về tư tưởng "Đất Nước" của nhân dân. Với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân", tác giả đã khẳng định tất cả những gì do nhân dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như "hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã tên làng"... cũng như chính những con người vô danh binh dị đó đã góp phần giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước. Chính họ đã tạo dựng nền móng sự sống cho đất nước, cho nhân dân.Không những vậy, họ còn luôn sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ đất nước thân yêu của mình. Ho giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng ... Có nội thù thì vùng lên đánh bại ". Ở đây, nhận thức về đất nước và lòng yêu nước của nhà thơ đã gắn liền với lòng biết ơn nhân dân, bởi nhân dân mới là những chủ thể đích thực làm ra đất nước và bảo vệ đất nước. Qua đoạn thơ, tác giả đã biểu dương, ngợi ca vai trò của lịch sử, sức mạnh lớn lao kì diệu của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong sự nghiệp dựng nước, nhân dân là người kiến tạo và bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần, truyền thống của dân tộc. Cách dùng từ họ: đại từ xưng hô số nhiều chỉ nhân dân- những con người bé nhỏ, bình thường thuộc đám đông trong xã hội, chứ không phải là các cá nhân anh hùng. Hệ thống các từ: giữ, truyền, gánh, đắp, body... được sử dụng đan dày trong đoạn thơ ghi nhận sự đóng góp lớn lao của nhân dân đối với sự nghiệp kiến quốc. Nhân dân, bằng những việc làm cụ thể, bé nhỏ, rất đỗi bình dị mà thiết thực, ý nghĩa đã làm nên Đất Nước. Các hình ảnh gắn với chuỗi động từ này: hạt lúa, lửa, giọng nói, tên xã, tên làng, đập, bờ... một mặt tiếp tục thể hiện sự khám phá mới mẻ, độc đáo của nhà thơ về Đất Nước trong bề rộng không gian địa lí và tầng sâu của những truyền thống văn hoá, tạo nên sự thống nhất trong cách thể hiện Đất Nước ở toàn bộ chương V; mặt khác còn khẳng định nhân dân chính là lực lượng đông đảo vừa kiến tạo bảo tồn, lưu giữ truyền thống giàu tình nghĩa, giàu tình yêu thương, cần cù lao động - đó là những giá trị văn hoá tinh thần cao quý của Đất Nước. Nhân dân cũng chính là người góp phần mở mang bờ cõi Đất Nước, khai sông, lấn biển qua mỗi chuyển di dân đầy gian khổ. Trong cuộc đấu tranh giữ nước cũng chính là nhân dân chứ không ai khác viết lên trang sử bi tráng. Nhân dân, những con người có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ có nội thù thì vùng lên đánh bại" khẳng định đầy tự hào và sức mạnh lớn lao của nhân dân chống thù trong, giặc ngoài. Chính nhân dân đã hun đúc nên truyền thống kiên cường, bất khuất. Đó là truyền thống chứa đựng bản lĩnh của một dân tộc. Với hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giọng thơ vừa tự sự vừa trữ tình...đọan thơ vừa là lời tâm tình, vừa là lời nhắn nhủ của nhà thơ với tất cả mọi người phải nhận thức đúng vai trò to lớn của nhân dân trong việc làm nên truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước bằng chính lòng biết ơn của mình. Chủ đề về đất nước, quê hương không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học Việt Nam.Bởi lẽ, trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ về đất nước của nhiều nhà thơ có tên tuổi..Nhưng, có thể nói "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định được vai trò to lớn của nhân dân với đất nước một cách dễ hiểu, dễ cảm, dễ nhớ và sâu sắc.Đọan thơ đã thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam thời chống Mỹ và tuổi trẻ hôm nay khi họ đang lún sâu vào lối sống ngoại lai. Từ đó, đọan thơ đã làm sống lại truyền thống yêu nước hào hùng trong mỗi chúng ta. Viết về đề tài đất nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc. Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý-văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người.

Chị gửi em nhé ^^ Chúc em học tốt!!

chị ơi em thấy nó chỉ hiển lên đến như này thoii ạ

Uôi em ơi, em xem kĩ lại giùm chị nha ^^ Chắc máy em chưa load xong ấy

Em làm phiền chị ạ. Chị có thể chụp tách riêng giúp em được không ạ tại em vẫn xem chỉ đến đoạn đấy thôi thị ạ

Được nha em ^^ Ko sao hết chờ chị xíu chị chụp cho

ui chi tiết quá luôn em cảm ơn chị nhiều nha ???

Không có gì nhaa ^^ Chúc em học tốt!!