Từ thênh thang là gì

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Luyện tập về từ đồng nghĩa, Tuần 2

Soạn bài Luyện tập về từ đồng nghĩa, Ngắn 1

1. Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Trả lời:
Các từ: u, mẹ, bầm, bu, mạ là các từ đồng nghĩa.

2. Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:
bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang

Trả lời:
+ bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
+ lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
+ vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.

3. Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.

Trả lời:
Ví dụ một đoạn văn:
Trước mắt em, cánh đồng mênh mông trải rộng. Một màu vàng dịu mát trong một buổi sớm bình yên. Quanh đây, thoang thoảng một mùi hương lạ lùng, mùi thơm bát ngát của đồng lúa vừa chín tới. Mặt trời từ từ nhô lên, ánh sáng lấp lánh tỏa xuống mặt đất. Em bước xuống bờ ruộng rồi khẽ cầm lên tay một bông lúa nhiều hạt còn lóng lánh sương đêm. Những hạt lúa chắc nịch mang lại cho em một cảm giác đầy thú vị.

Soạn bài Luyện tập về từ đồng nghĩa, Ngắn 2

Câu 1 (trang 22 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
Trả lời:
Các từ đồng nghĩa: mẹ, má, u, bu, bầm, mạ.

Câu 2 (trang 22 sgk Tiếng Việt 5): Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa.
Bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang.
Trả lời:
a. Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
b. Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
c. Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.

Câu 3 (trang 22 sgk Tiếng Việt 5): Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.
Trả lời:
Cánh rừng rộng mênh mông. Con đường đất đỏ dẫn vào rừng ngày càng nhỏ lại. Càng vào sâu, khung cảnh càng hiu hắt. Thỉnh thoảng, hai bên đường bắt gặp vài chòi lá của những người gác rừng. Trên nền chòi: một bếp lửa nhỏ, tro đã nguội, nhìn thật vắng vẻ Chỉ có tiếng lao xao của đại ngàn, tiếng vi vút của gió như lời linh thiêng của rừng già, vài tia nắng hiếm hoi lọt qua kẽ lá, rớt xuống giọt sương còn vương ngọn cỏ, ánh lên lấp lánh.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Tiếng Việt lớp 5

-Soạn bài Lòng dân
-Soạn bài Thư gửi các học sinh


  • Soạn bài Luyện từ và câu - Từ đồng nghĩa
  • Soạn bài Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 32, Tiếng Việt lớp 5
Soạn bài Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 22 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 sẽ giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về các từ đồng nghĩa qua ngôn ngữ vùng miền và biết cách phân loại các nhóm từ đồng nghĩa.
Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa, Tuần 1 lớp 5 Ôn tập giữa học kì I tiết 4 trang 96, 97 SGK Tiếng Việt 5 Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ Ôn tập giữa học kì I tiết 6 trang 97, 98 SGK Tiếng Việt 5 Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 138 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 5 Soạn bài Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 156