Bài học rút ra cho nhà quản trị

Lượt xem: 25,682

Tôi có người bạn làm trong ngành Nhân sự tên là Nam. Mới năm ngoái Nam còn rất hăm hở vào công ty mới làm, nhưng hôm nay chưa tròn một năm đã nộp đơn xin nghỉ việc. Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn mà Nam có thể bị xuống tinh thần nhanh như vậy?

Một vài lý do liệt kê dưới đây có thể xem như là lời nhắc nhở đối với cấp quản lý của công ty, bao gồm bộ phận chuyên môn lẫn nhân sự. Bạn có thể đặt câu hỏi: Có phải nhân viên nghỉ việc là vì lý do quản lý và chính sách nhân sự yếu kém trong công ty?

Bài học rút ra cho nhà quản trị

(Nguồn: Internet)

1. Công ty không làm đúng cam kết hoặc không minh bạch/rõ ràng. Nam đã có một số kỳ vọng nhất định về vị trí mình sẽ đảm nhiệm khi đồng ý gia nhập công ty vào năm ngoái. Tuy nhiên, sau đó những công việc mà Nam được giao không hề giống như những gì công ty đã trao đổi và thỏa thuận với Nam lúc phỏng vấn.

Bài học rút ra: Bạn phải đảm bảo rằng công ty luôn minh bạch và thẳng thắn ngay từ đầu, và trao đổi cụ thể về những gì công ty mong đợi ở nhân viên cho những vị trí tuyển dụng để họ không cảm thấy như bị lừa khi họ bắt đầu làm việc.


 

2. Quản lý kém Lý do phổ biến mà nhân viên xin nghỉ việc đa phần là do cấp trên quản lý kém. Nam cũng chỉ ra nguyên nhân mà anh muốn nghỉ việc là vì sếp trực tiếp không có năng lực. Người này không những không hề biết nhân viên mình đang phụ trách công việc gì mỗi ngày, mà còn không trực tiếp gặp mặt hay trao đổi với nhân viên thường xuyên. Những câu hỏi từ nhân viên chỉ nhận được câu trả lời mang giọng kể cả, khiến nhân viên không muốn tiếp cận sếp này cho bất cứ việc gì.

Bài học rút ra: Công ty phải huấn luyện kỹ năng khơi dậy tiềm năng nhân viên dành cho cấp quản lý. Không phải cứ sếp giỏi hoặc thông minh là tốt mà họ phải trở thành chỗ dựa cho nhân viên để họ biết rằng luôn có sếp hỗ trợ nếu họ gặp khó khăn trong công việc.


 

3. Quản lý từng chi tiết nhỏ nhặt/dthiếu niềm tin vào nhân viên

Nam không được tự do quyết định ngay cả việc nhỏ nhất mà phải thông qua một ban bệ nhiều sếp khác nhau để duyệt. Điều này không những khiến cho nhân viên làm việc kém hiệu quả mà còn cảm thấy không được tin tưởng khi không được tự mình quyết định những việc nhỏ. Kết quả là công việc của Nam không thể tiến triển thuận lợi và tốt đẹp.

Bài học rút ra: Khi bạn tuyển nhân viên, bạn phải có niềm tin về việc nhân viên tự biết phải làm gì trong khả năng của họ. Hãy để họ có cơ hội thể hiện năng lực bản thân và dần dần tiến bộ mà không cần phải giám sát quá chặt chẽ.
 

4. Văn hóa công ty không lành mạnh

Đồng nghiệp của Nam dù chưa tìm được việc mới đều lần lượt xin nghỉ, bởi vì họ không thể tiếp tục làm việc trong một môi trường không lành mạnh và biết rằng văn hóa công ty sẽ khó thay đổi. Những nhân viên khác nhìn thấy điều này như là một thông điệp cảnh tỉnh rằng môi trường làm việc tại công ty không hề lành mạnh và nghỉ càng sớm thì càng tốt.

Bài học rút ra: Bạn nên thường xuyên thăm dò ý kiến của nhân viên về văn hóa công ty, có thể bằng cách trao đổi trực tiếp hoặc tiến hành khảo sát. Công ty cũng nên phỏng vấn nhân viên trước khi họ nghỉ việc vì lúc này nhân viên sẽ có thể đưa ra những lý do xác thực hơn về việc họ xin nghỉ. Từ đó cấp quản lý và nhân sự có thể báo cáo với ban lãnh đạo công ty về những vấn đề này và đề ra những chính sách thích hợp để cải thiện văn hóa doanh nghiệp.
 

5. Không linh hoạt Trưởng Bộ phận Nhân sự nói với Nam rằng nhân viên phải nghiêm túc tuân thủ giờ giấc làm việc từ 8h-5h hay 9h-6h, bao gồm cả thời gian nghỉ trưa. Số lượng ngày Nam có thể làm việc tại nhà cũng bị cắt giảm và Nam còn bị khiển trách nếu đi làm trễ vì lý do kẹt xe.

Bài học rút ra: Nếu như nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao, bạn có thể để nhân viên linh động sắp xếp công việc để họ có thể về sớm để tham dự buổi thi đấu thể thao của con họ hoặc nếu đi tập gym vào giữa buổi làm việc. Quy định giờ giấc làm việc quá khắt khe và không khuyến khích nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ không thể đưa nhân viên vào khuôn phép của công ty - trái lại còn làm nhân viên nản chí và dễ có xu hướng xin nghỉ việc.

Bài học rút ra cho nhà quản trị

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerBuilder.vn

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerBuilder.vn

Người Nhật luôn được cả thế giới ngưỡng mộ vì thái độ làm việc cũng như tính kỷ luật cao trong công việc. Dưới đây là những bài học quản trị doanh nghiệp đã được thực hiện và kiểm nghiệm tại nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn tại Nhật mà bất kì lãnh đạo nào cũng nên tham khảo học tập.

1. Liên tục cải tiến trong việc quản trị

Bài học rút ra cho nhà quản trị

Liên tục cải tiến bộ máy để quản trị doanh nghiệp hiệu quả là một trong những nguyên tắc hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Nguyên tắc này đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn nỗ lực cải thiện lề lối của nhân viên. Do xã hội vận động không ngừng nên việc cải tiến cũng không bao giờ được dừng lại. Bên cạnh đó, cấp lãnh đạo cũng cần tạo điều kiện để cho nhân viên của mình phát huy và đóng góp vào quá trình cải tiến công việc.

2. Tăng cường phối hợp giữa các bộ phận

Mỗi bộ phận, phòng ban hoạt động một cách riêng rẽ, tách rời, chỉ chú ý đến lợi ích của bộ phận mình thì sẽ không thể đem lại hiệu quả cho toàn doanh nghiệp. Tăng cường sự trao đổi, kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp là trách nhiệm của những người đứng đầu. Chỉ khi các bộ phận phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả, thì năng suất công việc và lợi ích chung mới có thể tăng trưởng và thành công sẽ đến với doanh nghiệp.

3. Để nhân viên có quyền phát biểu, đóng góp ý kiến

Bài học rút ra cho nhà quản trị

Một trong những trách nhiệm khác của người quản trị là đảm bảo cho tất cả các thành viên trong một tập thể đều được nêu lên ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề chung trong doanh nghiệp. Cần tạo điều kiện cho các nhân viên viên trình bày ý kiến của mình nhiều hơn trong các cuộc họp.

Việc phát biểu ý kiến và lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh sẽ giúp cho nhân viên ngày một hoàn thiện bản thân hơn, giúp cho quản lý hiểu được nhân viên hơn, từ đó, nhận được sự ủng hộ, đồng tình của các nhân viên cho các kế hoạch sau này

4. Tích cực làm việc đội nhóm

Hình thức làm việc đội nhóm là một trong những cách quản lý nhân sự được đánh giá cao tại Nhật Bản. Phương pháp này giúp cho quản lý thúc đẩy được sự liên kết giữa các nhân viên với nhau, tăng cường sự đoàn kết nhằm thực hiện mục tiêu chung của tập thể, tăng năng suất lao động. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân với nhau tạo nên sức mạnh tập thể và mang đến hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.

5. Thực hiện luân chuyển nhân viên giỏi

Hầu hết, các nhà quản lý thường có xu hướng muốn giữ nhân viên giỏi ở bên cạnh mình mà không muốn điều chuyển sang các bộ phận khác. Tuy nhiên, trên thực tế, việc luân chuyển nhân viên giỏi sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn cho toàn thể công ty. Đây cũng là cách giúp cho những nhân viên giỏi được thể hiện năng lực và thử sức nhiều hơn, giúp nhân viên giỏi ngày càng phát triển và cống hiến được nhiều hơn cho công ty.

6. Mệnh lệnh phải đi kèm với thời hạn

Bài học rút ra cho nhà quản trị

Một mệnh lệnh được đưa ra mà không đi kèm với thời gian hoàn thành thì sẽ không phải là một mệnh lệnh đúng nghĩa. Mỗi khi giao việc cho nhân viên, quản lý luôn phải đưa ra một thời hạn hay lịch trình cụ thể và yêu cầu nhân viên cần theo sát lịch trình này. Việc không đưa ra một thời hạn nhất định để hoàn thành công việc chính là lý do khiến cho công việc bị chậm trễ, không đúng hạn, giảm hiệu quả công việc.

7. Không nên la mắng

Một quy tắc cũng là bài học quản trị được đặt ra đối với tập đoàn xe hơi lớn thứ hai thế giới Toyota đó là các nhà quản lý không được quát tháo hay đe dọa trừng phạt nhân viên khi có sai sót xảy ra. Sở dĩ, việc quát tháo hay trừng phạt nhân viên khi mắc lỗi lầm sẽ khiến cho nhân viên có xu hướng che giấu những sai sót, không dám thừa nhận và báo cáo về việc mình đã gây ra. Như vậy, doanh nghiệp cũng như nhân viên sẽ không rút ra được bài học, không tìm được nguyên nhân và sửa đổi phù hợp.

Bên cạnh đó, việc quát mắng và chỉ trích không khiến cho nhân viên trở nên tốt hơn mà chỉ khiến họ thêm mặc cảm, tự ti và mất đi tinh thần làm việc.

8. Quan tâm đến nhân viên

Quan tâm đến nhân viên là một trong những bài học về quản trị nhân sự của người Nhật. Đây là những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong việc “giữ chân” nhân viên. Thay vì chỉ đưa ra những mệnh lệnh, yêu cầu và ép nhân viên phải thực hiện, những câu quan tâm, hỏi han hay động viên, khích lệ sẽ là những món quà tinh thần to lớn mà lãnh đạo dành cho nhân viên của mình, khích lệ họ làm việc và cống hiến nhiều hơn cho công ty.

Bên cạnh những phương pháp quản trị truyền thống, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Nhật cũng đang hướng đến những phương pháp quản trị mới nhằm tăng năng suất, tăng tính sáng tạo và đổi mới quy trình quản trị để hoạt động hiệu quả hơn, trong đó, có cả việc sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại.