Cách chọn mua ống kính máy ảnh cũ

Mỗi người đều có quan điểm riêng, có người bảo nên chọn mua máy ảnh “xịn” trước khi đầu tư mua ống kính, và cũng có người lại có quan điểm ngược lại. Dù chọn mua thiết bị nào trước, thì việc đầu tư chiếc ống kính phù hợp và chất lượng tốt sẽ góp phần giúp bạn có được những tấm hình đẹp. Chẳng hạn, để chụp ảnh phong cảnh đẹp, bạn cần chú ý đến một số yếu tố liên quan đến vấn đề ống kính như sau.

Khi chọn phong cảnh để chụp ảnh, bạn cần chú ý đến các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng ảnh như sau:

  • Chọn góc chụp đẹp, lý tưởng về các điều kiện ánh sáng và bối cảnh.
  • Linh hoạt để nắm bắt những khoảnh khắc chụp ảnh đẹp phong cảnh, như cảnh mặt trời lên (xuống) núi, nước thủy triều dâng cao,....
  • Trang bị ống kính phù hợp, phụ kiện chụp (chân đế, thiết bị chống rung, pin,...). 
  • Kiến thức về nhiếp ảnh để xử lý các điều kiện môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh (như trời đột ngột đổ mưa, ánh sáng quá gắt, bề mặt phản xạ nước nhiều,...). 

Sau khi biết được các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp phong cảnh, bạn có thể rút cho mình một số tiêu chí chọn ống kính chụp phong cảnh phù hợp như sau:

Độ dài tiêu cự là tham số đầu tiên mà bạn cần quyết định. Nhiều người có xu hướng nghĩ khi chụp phong cảnh thì nên chọn một ống kính góc rộng. Tuy nhiên, đều này chưa hẳn là đúng, vì có những phong cảnh khi bạn chụp, bạn cần phải zoom lại khoảng cách tầm trung hoặc thầm chí là gần hơn nữa.

Vậy, bạn hãy tham khảo một số tiêu cự ống kính khả thi như sau:

Thuật ngữ tiêu cực ống kính Tiêu cự Thể loại phù hợp (theo lý thuyết)
Ultra-wide 0 - 24 mm Kiến trúc
Wide 24 - 35 mm Phong cảnh
Normal 40 - 58 mm Phong cảnh đời thường, tư liệu
Telephoto 60 mm + Động vật hoang dã, thể thao

Hình ảnh được hiển thị khi nhìn qua ống kính nên được sắc nét ở phần giữa khung hình. Bạn có thể giơ ngón tay trước ống kính để kiểm tra vì một số ống kính thường có xu hướng mờ khi di chuyển ra khỏi vùng trung tâm khung ảnh.

Chú ý đến độ dài tiêu cự ống kính. Nên thử ống kính f/8 - f/11 trước coi xem ổn không, rồi sau đó thử ống kính f/2.8, phải đảm bảo hình ảnh hiển thị ở trung tâm khung hình phải rõ nét dù có di chuyển ống kính ra sao.

Chụp ảnh phong cảnh, bạn chắc chắn phải đối diện với rất nhiều các yếu tố liên quan đến thời tiết như mưa, gió, bụi, cát,… Vì thế hãy đảm bảo ống kính được trang bị bộ lọc vòng - gắn trước mặt kính.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các phụ kiện bảo vệ máy ảnh và ống kính như túi nhựa, khăn trùm phủ lên thiết bị.

Máy ảnh được ví như đôi mắt, và kính lọc cũng là một trong những phụ kiện giống như bạn đeo mắt kính vậy. Kính lọc sẽ khắc phục được những yếu tố liên quan đến môi trường thời tiết, để mang lại cho người chụp có những tấm ảnh phong cảnh đẹp.

Bạn hãy cân nhắc xem, có nên chọn mua kính lọc hay không, vì giá thành của chúng cũng không hề rẻ.

DX và FX là hai loại định dạng kích thước cảm biến trên máy ảnh. Bạn hãy cân nhắc khi sử dụng chúng với vài đặc điểm sau:

  • Cảm biến hình ảnh định dạng FX: cho phép chụp ảnh cấp độ nhạy cao hơn và ít nhiễu hơn, kể cả khi ánh sáng yếu. Đặc biệt, kích thước cảm biến FX cho độ sâu trường ảnh nông hơn, mang lại hiệu ứng ảnh nhòe đẹp mắt.
  • Cảm biến hình ảnh định dạng DX: cho phép bạn mang hình vật thể lại gần hơn.

Ngoài ra, khi sử dụng ống kính DX, bạn sẽ thấy một phần ảnh trong khung ngắm và điểm ảnh cuối cùng, còn những phần còn lại của khung sẽ chỉ là màu đen. Trong khi, với một ống kính FX thì sẽ có thể hoạt động tốt cho cả đặc trưng của DX và FX.

Việc lấy nét sau - trước cũng rất quan trọng khi chụp ảnh phong cảnh, nhất là đối với ống kính dài. Lấy nét chính là hoạt động của ống kính chịu sự chi phối người chụp (hoặc máy tự động) sẽ lấy nét đối tượng và tiêu cự phía trước khung ảnh.

Tiêu chí này thường đặt nặng vào kĩ thuật tay nghề của người chụp ảnh!

Chụp ảnh phong cảnh có thể dùng tiêu cự f/8. Trong trường hợp chụp ảnh phong cảnh của dải ngân hà, bạn sẽ cần khẩu độ mở ra 2.8, hoặc thậm chí lớn hơn.

Khẩu độ ống kính càng tuyệt vời, đồng nghĩa với túi tiền của bạn phải nặng đấy nhé!

Bạn cần phải kiểm tra ống kính có mức độ quang sai (độ sai màu khi ánh sáng đi qua thấu kính) như thế nào, có ổn khi chụp ảnh phong cảnh hay không?

Vì quang sai quá mức sẽ làm giảm độ sắc nét và mức độ chi tiết trên khu vực ảnh.

Điện máy XANH gợi ý cho bạn một số ống kính chụp ảnh phong cảnh đẹp mà bạn có thể cân nhắc khi sử dụng như:

Ống kính góc rộng phóng đại cận cảnh. Một số nhiếp ảnh gia còn chọn độ dài tiêu cự lên đến ít nhất 200 mm.

Nó có thể giúp bạn chụp toàn vẹn những ngọn núi nếu như bạn biết cách linh hoạt chọn ống kính phù hợp. Việc chọn ống kính góc rộng, hoặc ống kính siêu rộng, sẽ giúp người chụp lấy phong cảnh một cách hoàn hảo: các vật thể gần máy trở nên lớn hơn và vật thể ở xa trở nên nhỏ hơn, thể hiện chi tiết và kéo dài phối cảnh, làm cho vùng đất trông rộng, xa hơn.

>> Gợi ý: Ống kính Tamron 15 - 30/2.8, Nikon 14 - 24/2.8, Nikon 16 - 35/2.8, Nikon 12 - 24/4, Nikon 10 -24/3.5 - 4.5,….

Sử dụng ống kính tele giúp bạn bắt được các vật thể ở xa trở nên gần hơn. Đây là một tính năng tuyệt vời mà ít ai nghĩ đến. Khoảng cách giữa các vật thể mà bạn nhìn thấy sẽ giảm lại tạo thành một bức ảnh (phối cảnh) trở nên chặt chẽ hơn.

Với một số cảnh quan, bạn có thể dùng ống kính tele để chụp từ xa. Phạm vi tiêu cự phổ biến là 70 - 200 mm, hoặc 70 - 300 mm, hoặc lên đến 400 mm cho các ống kính tele được sử dụng nhiều. Thậm chí, bạn có thể chỉ cần trang bị một ống kính tele dài hơn nữa, nếu như bạn có kế hoạch chụp ảnh động vật hoang dã.

Lưu ý: Độ dài tiêu cự và khẩu độ càng cao, sẽ làm cho trọng lượng ống kính càng nặng. Ví vụ: 70 - 200/4 sẽ nhẹ hơn nhiều so với 70 - 200/2.8.

Tuy nhiên, khi dùng ống kính tele để chụp ảnh phong cảnh, bạn không cần phải chú ý nhiều đến khẩu độ, vì dù sao bạn cũng sẽ chụp ở f/8 - f/16. Chất lượng hình ảnh sẽ tương đương nhau, nên bạn có thể dùng ống kính tele rẻ hơn và nhẹ hơn với khẩu độ tối đa là 4 để chụp ảnh phong cảnh cũng rất ổn.

>> Gợi ý: Nikon 70 - 300 f/4.5 - 5.6 VR II, hoạt động trên cả máy ảnh DX và FX.

Ống kính tầm trung thường có tiêu cự 24 - 70 mm, 24 - 105 mm, 16 - 80 mm, hoặc bất kỳ giá trị nào khác trong phạm vi giữa ống kính góc rộng và ống kính tele.

Đây là loại ống kính không thể thiếu của bất kì một nhiếp ảnh gia nào, vì nó được dùng chụp phổ biến các phong cảnh đời thường.

>> Gợi ý: ống kính Nikon 50/1.8D hoạt động tốt cho cả trên máy ảnh DX và FX.

Loại ống kính all in one mang lại khả năng siêu zoom trong một phạm vi rộng, như 18 - 200 mm hoặc thậm chí 18 - 300 mm. Đây có thể là một lựa chọn tốt cho người mới chụp ảnh phong cảnh. Vì khi sử dụng sẽ giúp cho người chụp dễ dàng tìm ra những tiêu chí xung quanh ống kính sau này mà mình thích.

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân cách chọn ống kính chụp ảnh phong cảnh sao cho đẹp, thì hãy thử một số mẹo sau:

  • Thuê một số ống kính và mang theo chúng để chụp thử phong cảnh.
  • Nên sử dụng ống kính all in one trước tiên, dành vài tháng để làm quen với nó trước khi bạn quyết định mua thêm các loại ống kính khác, phù hợp với kĩ năng chụp ảnh phong cảnh của bạn.
  • Nhìn vào ảnh bạn đã chụp, hãy kiểm tra độ dài tiêu cự nào bạn sử dụng nhiều nhất. Tiêu cự phổ biến là 30 - 50 mm, hoặc trên 70 mm.
  • Tham khảo ảnh phong cảnh chụp của người khác, hỏi họ về tiêu cự mà họ đã sử dụng, bắt chước làm theo để tăng kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh cho mình. 

Xem thêm:

Hy vọng những thông tin được chia sẻ phía trên, bạn sẽ chọn được ống kính để chụp ảnh phong cảnh sao cho đẹp nhất có thể nhé!

Bạn đã từng mua lens máy ảnh cũ bao giờ chưa? Nếu câu trả lời là chưa học đã mua nhưng mua không như mong muốn thì bài viết này là dành cho bạn. Chúng tôi sẽ giúp bạn vừa có thể mua được lens máy ảnh cũng mà sản phẩm chất lượng tốt với giá rẻ hơn nhiều so với khi bạn mua lens mới.

Có nhiều lý do dẫn tới việc bạn quyết định mua lens máy ảnh cũ có thể là do ngân sách hạn hẹp, loại lens mà bạn mong muốn không còn hàng hoặc đã ngưng sản xuất,…Tuy nhiên việc mua lens máy ảnh cũ tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và giá cả nếu như bạn không có kinh nghiệm mua hàng cũ thì rất dễ bị lừa mua phải hàng kém chất  lượng hay độn giá lên. 

Đừng lo lắng đừng lo lắng mayanhxachtaynhat.com sẽ chi sẻ tất tần tật trong bài viết này để bạn có thể tham khảo kinh nghiệm mua lens máy ảnh cũ. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Có nên mua lens máy ảnh cũ không?

Cách chọn mua ống kính máy ảnh cũ
Có nên mua lens máy ảnh cũ không?

Ống kính đặc biệt quan trọng trong máy ảnh  dù là một chiếc máy ảnh DSLR hay Mirrorless với ống kính tháo rời đều không thể chụp được ảnh khi không có ống kính.  Khi không có ống kính máy ảnh thì ánh sáng sẽ đi thẳng vào cảm biến trong thân máy mà không có sự điều chỉnh bên sẽ dẫn đến việc bạn nhận được một bức ảnh màu trắng.

Khi mua một chiếc máy ảnh thường thì sẽ có ống kính đi kèm theo (lens kit). Nhưng hầu hết chúng là loại ống kính đa dụng, chất lượng không tốt vì không chuyên về một loại ảnh nhất định nào. Chính vì vậy mà bạn muốn chụp ảnh chuyên nghiệp hơn tối ưu hoàn hảo được đối tượng được chụp thì bạn cần mua những ống kính phù hợp hơn.

Nếu như bạn có điều kiện có thể lựa chọn mua những ống máy ảnh mới thì cũng được. Nhưng nếu bạn nếu bạn hạn hẹp ngân sách hơn hoặc loại lens bạn cần tìm trên thị trường không còn hàng thì mua lens cũ cũng là một lựa chọn không tồi nếu bạn biết lựa thì bạn có thể mua lens máy ảnh cũ với giá rẻ mà chất lượng lại không kém gì nhiều so với lens mới nha.

Kinh nghiệm mua lens máy ảnh cũ

Để có thể mua được lens máy ảnh cũ với giá cả và chất lượng tốt bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Tìm kiếm sản phẩm và kiểm tra giá

Cách chọn mua ống kính máy ảnh cũ
Tìm kiếm sản phẩm và kiểm tra giá

Bạn có thể tìm kiếm những thông tin trong các hội nhóm trên các trang mạng điện tử như Facebook hay công cụ tìm kiếm như Google. Nhưng tốt nhất bạn nên mua ở trên Facebook bởi vì ở nền tảng này có rất nhiều hội nhóm bán hàng chia thành từng nhóm riêng biệt. 

Đối với đồ nhiếp ảnh thì còn được chia theo hãng, theo nơi bán, theo thể loại Lens AF hay MF nữa, tiện dụng cho bạn thoải mái chọn lọc, so sánh và lựa chọn. Tìm mua lens trên đây cũng rất đơn giản bạn chỉ việc vào khung tìm kiếm, gõ tên món đồ cần tìm rồi bấm nút Search là sẽ thấy kết quả.

Khác với khi mua ống kính mới có giá niêm yết nhất định thì khi mua ống kính cũ có một mức giá rất đa dạng không nhất định mà sẽ tùy thuộc vào tình trạng, mẫu mã cũng như người bán khác nhau. Quan trọng là việc tìm thông tin từ nhiều nguồn với thời gian rao bán khác nhau thì bạn có thể ước lượng được khoảng giá của ống kính mà mình cần mua.

Đặc biệt, giá bán ở trên đây bạn có thể thương lượng thêm với người bán nhưng bạn cần phải check giá kỹ để tránh bị hớ giá và đưa ra mức giá tốt cho mình và cả người bán để dễ dàng hơn khi mua hàng. 

Liên hệ người bán

  • Việc này nhằm mục đích xem món đồ này đã được bán chưa.
  • Và có thể hỏi thêm người bán những thông tin liên quan mà bạn chưa nắm được trong bài viết họ đăng tải.
  • Trao đổi thêm về giá cả.
  • Và có thể hẹn người bán đến test lens trực tiếp.
  • Đưa ra các điều kiện khi giao dịch.

Kiểm tra lens

Cách chọn mua ống kính máy ảnh cũ
Kiểm tra lens máy ảnh

Kiểm tra phụ kiện đi kèm

  • Thường thì ống kính sẽ có 2 nắp che ống kính trước và sau, một số ống thì có kèm theo Hood (loa che nắng), ống kính cũ thì nhiều khi người bán còn hào phóng tặng kèm luôn Filter (kính lọc). Bạn hãy kiểm tra xem đã có đầy đủ chưa nhé.
  • Ngoài ra bạn có thể kiểm tra xem có filter có kèm theo không nếu có thì càng tốt nhé nhưng nếu không có thì cũng không sao, nên có Hood, cáp trước và sau zin theo ống là được rồi. Không cần yêu cầu có đủ tất cả các phụ kiện nhưng mức độ đầy đủ phải tỉ lệ thuận với giá trị của ống kính.

Kiểm tra ngoại hình của ống kính

  • Bạn cần kiểm tra toàn bộ phía ngoài xem có bị trầy xước, cấn vỡ chỗ nào không. Nếu có bị trầy xước nhẹ thì cũng không sao. Nhưng nếu bị cấn, móp, vỡ thì tốt nhất là không nên mua vì điều này có thể ảnh hưởng đến thấu kính bên trong, chưa kể là khi đó ngoại hình của ống kính cũng quá tệ.
  • Bạn có thể kiểm tra các vòng lấy nét, vòng Zoom xem có xoay mượt mà không, có bị kẹt, bị rít hay lựng khựng chỗ nào không, có những ống kính trang bị vòng zoom, vòng lấy nét bằng cao su, qua một thời gian dài sử dụng sẽ bị hiện tượng mục, nhão, bong cao su…..
  • Xem xét các ốc vít trên tất cả các khu vực thân ống, đuôi cũng như đầu ống kính xem có từng bị tháo mở hay chưa. Nhưng đối với các ống kính cổ lấy nét hồi xưa giá khoảng 1-2tr đổ lại thì lens có mở rồi cũng không quan trọng lắm, riêng các ống kính có Auto Focus sau này thì việc mở ống kính không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến khả năng lấy nét của ống kính.
  • Kiểm tra thêm các chân mạch tiếp xúc phía sau lens xem tình trạng có còn tốt không, có gãy, mẻ, rơi rụng chân nào không.
  • Bạn có thể nhìn trực tiếp bằng mắt thường từ kính trước hoặc kính sau để quan sát các lỗi của ống kính hay xem lens các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra với thấu kính. 
  • Bạn cần dùng đèn như Flash của điện thoại hoặc soi dưới ánh đèn hay ánh mặt trời là có thể thấy được một số lỗi khó hơn thì thì sẽ không nhìn bằng mắt thường được.
  • Xem kính trước nếu có bị trầy xước nhỏ thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng hình ảnh nhưng nếu bị vết xước trên kính sau sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đó.
  • Kiểm tra bề mặt kính trước xem có bị bong, tróc lớp Coating (lớp tráng phủ)
  • Kiểm tra các thấu kính bên trong xem có bị đọng hơi nước không.
  • Kiểm tra các thấu kính xem có bị nấm mốc, rễ tre do hơi ẩm, đây là lỗi mà hầu hết ai cũng e ngại vì nó có khả năng lây lan ra nhiều hơn hoặc thậm chí là lan sang các ống kính khác nếu bạn để chung ống kính với nhau hoặc nếu để lâu thì sẽ bị nặng hơn dẫn đến hư luôn thấu kính.

Gắn ống kính lên chính máy của bạn để test​

Cách chọn mua ống kính máy ảnh cũ
Gắn ống kính lên chính máy của bạn để test​

Test xem thân có nhận ống kính hay không

Bạn test nhưng vậy để đảm bảo ống kính mà bạn dự tính mua sẽ gắn lên và hoạt động được trên máy của bạn vì có một số lý do nào đó mà máy ảnh sẽ không nhận ra được ống kính nếu việc này xảy ra mà bạn đã mua lens đó dỗi sẽ dẫn đến việc bạn vừa mất tiền mà máy ảnh lại không dùng được.

Test lấy nét

  • Đối với lens AF (auto focus): Bạn hãy mở khẩu lớn nhất trên lens chụp từ khoảng cách gần nhất cho tới xa nhất để coi tốc độ lấy nét thế nào, quá trình lấy nét có mượt không, có lựng khựng chỗ nào không, mở ảnh lên coi lấy nét có chính xác không. Nếu như máy có live view thì bật live view để xem tốc độ cũng như sự chính xác trong quá trình lấy nét với liveview
  • Đối với lens MF (manual focus): Thì bạn xoay vòng nét để lấy nét xem có gặp vấn đề hay khó khăn gì không, một số lens MF để lâu ngày sẽ bị khô dầu và đóng bụi nên sẽ bị kẹt khó lấy nét.

Thông qua bài viết  “Tham khảo kinh nghiệm mua lens máy ảnh cũ” trong chuyên mục kiến thức mayanhxachtaynhat.com hy vọng bạn đã có kinh nghiệm khi mua lens máy ảnh cũ. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất nhé!

Hiện nay tại cửa hàng chúng tôi chuyên kinh doanh các mặt hàng máy ảnh cũ như là Sony A6000 xách tay, Sony H400 xách tay giá rẻ hoặc ống kính cũ như là Viltrox 23 1.4,… ngoài ra còn rất nhiều mặt hàng khác bạn có thể tham khảo thêm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Máy ảnh Hoàng Tô – Máy ảnh xách tay Nhật