Khoai tây như thế nào là không ăn được

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

bởi Dun Dun

Tue, 30 May 2017 10:47:00 GMT

Khoai tây vừa bổ dưỡng, chứa nhiều tinh bột thế nhưng khoai tây mọc mầm hay khoai màu xanh lúc đều chứa chất độc, ăn nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc. Nhưng có thể bạn không biết rằng, khoai tây chứa rất nhiều tinh bột tự nhiên, khi gặp nhiệt độ cao, tinh bột sẽ tạo thành một dung dịch keo có khả năng hấp thụ vết bẩn và khử mùi hôi.

Ai cũng biết khoai tây mọc mầm không thể ăn được tuy nhiên vẫn có những cách để sử dụng chúng thay vì vứt đi đó!

Khoai tây vừa bổ dưỡng, chứa nhiều tinh bột thế nhưng khoai tây mọc mầm hay khoai màu xanh lúc đều chứa chất độc, ăn nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc. Nhưng có thể bạn không biết rằng, khoai tây chứa rất nhiều tinh bột tự nhiên, khi gặp nhiệt độ cao, tinh bột sẽ tạo thành một dung dịch keo có khả năng hấp thụ vết bẩn và khử mùi hôi.

Khoai tây là một loại củ có nhiều dinh dưỡng lại có thể làm được nhiều món ngon, món hầm hay món chiên đều ngon nhưng trong những củ khoai tây mọc mầm có chứa một loại độc tố tên là solanine, ăn nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc.

Trong củ khoai tây có chứa rất nhiều tinh bột tự nhiên, khi ở nhiệt độ cao, chất tinh bột này có thể sinh ra một loại dung dịch keo có khả năng thấm hút và loại bỏ vết bẩn hiệu quả, có thể loại bỏ những vết bẩn khó sạch và giúp đồ dùng trở nên sáng bóng, ví dụ như vết bẩn của nước trà, vết rỉ sét hoặc dầu mỡ trong bồn rửa bát. Ngoài ra, hãy dùng khoai tây mọc mầm để làm những việc này, vừa đỡ phải mua khoai mới mà vừa tận dụng hết những củ khoai đã mọc mầm.

Loại bỏ vết dầu mỡ trên bồn rửa chén

Bồn rửa chén dễ bị đen bẩn khi bị dầu mỡ bám dính sau mỗi lần rửa, nên khi gọt vỏ khoai tây mọc mầm (kể cả khoai tươi) thì đừng vội vứt chúng đi. Sau khi rửa chén xong bạn dùng những vỏ khoai này chà lên bồn rửa chén, nó sẽ làm cho bồn rửa chén sạch sáng luôn đó.

Giữ bánh mì tươi và ngon miệng

Khi ăn không hết bánh mì và cho vào tủ lạnh thì dễ bị khô, nếu như để ở ngoài và dùng màng bọc thực phẩm thì lại dễ bị mốc. Bạn cắt hai miếng khoai tây mỏng để dưới đáy hộp đựng bánh mì, sau đó đậy nắp thật chặt thì bánh mì sẽ không bị hỏng hóc, hay bị mốc, giúp bánh mì luôn giữ được tươi ngon

Làm sạch các đồ dùng bằng bạc

Hãy dùng vài miếng khoai tây cho vào nước ngọt có gas và nấu sôi lên, sau đó dùng nước này và vài miếng khoai tây để chà lên bề mặt đồ dùng bằng bạc, sẽ giúp các đồ bạc trở lại vẻ sáng bóng như ban đầu luôn đó.

Loại bỏ vết bẩn và cặn bám trong bình giữ nhiệt

Những loại bình giữ nhiệt thường dài mà miệng hẹp thật khó để có thể làm sạch những cặn bám, kể cả có sử dụng chổi cọ chuyên dụng để làm sạch cũng khó để loại bỏ hết các vết bám bẩn này, hãy dùng 4 - 5 miếng vỏ khoai tây cho vào bình giữ nhiệt, lắc trong vòng 30 giây thì bạn sẽ thấy vết cặn bám sẽ biến mất theo nước khoai tây đó.

Làm sạch vết cặn ở ấm nước, bình trà

Ấm nước hay bình trà dùng lâu ngày sẽ dễ có cặn trắng ở dưới, trong trường hợp này bạn có thể dùng vỏ khoai tây cho vào đó nấu trong 1h đồng hồ, vỏ khoai tây sẽ loại bỏ những vết cặn mà không làm hư hại tới ấm, cũng không gây ra mùi khó chịu như khi dùng giấm để loại bỏ các vết cặn này.

Chườm lên chỗ nhức mỏi

Có lẽ nhiều người vẫn chưa biết công dụng giữ nhiệt tuyệt vời của khoai tây. Vì vậy, tùy thuộc vào những gì bạn cần, hãy đặt khoai tây vào tủ lạnh để chườm lạnh hoặc cho vào lò vi sóng để chườm nóng. Phần cơ thể đau nhức của bạn sẽ được cải thiện thấy rõ.

Có thể bón cho cây

Ai cũng biết khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho con người, vì thế mà nó cũng sẽ tốt cho cây trồng của bạn. Khoai tây cung cấp một lượng các chất dinh dưỡng và độ ẩm để tăng giâm cành, giúp rễ cây phát triển khỏe mạnh. Việc cần làm rất đơn giản, chỉ việc đặt một vài miếng khoai tây nhỏ xung quanh gốc rồi chờ cây lớn lên khỏe mạnh từng ngày.

Khoai tây mọc mầm mà vứt đi thì rất phí, chúng có nhiều công hiệu thật hữu ích cho gia đình bạn đúng không? Tận dụng những đồ bỏ đi trong sinh hoạt có thể mang lại cho bạn nhiều tiện lợi hon đó!

Dun Dun/ Tổng hợp

Xem nội dung đầy đủ

Khi một củ khoai tây mọc mầm, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường, đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit không có lợi cho cơ thể người, hay còn gọi là solanine và chaconine-alpha.

Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha, là hai chất có thể gây ngộ độc cho người.

Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ.

Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.

Nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn,...

Thời gian phục hồi sau ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào số lượng alcaloit cũng như mức độ điều trị và hỗ trợ y tế. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày, có người phải nằm viện. Vậy tốt nhất khi thấy khoai tây mọc mầm bạn không nên ăn nhé!

2. Cách phòng tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm

Ngộ độc khoai tây có thể tránh được một cách dễ dàng bằng lưu trữ đúng cách, ăn sớm ngay sau khi đã mua, gọt vỏ và bỏ mầm xanh. Tốt nhất khi bạn thấy khoai tây mọc mầm thì đừng ăn chúng.

Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha. Bạn có thể chiên, nấu, xào,... ở nhiệt độ cao ( khoảng 170 độ C) để phân hủy các chất độc hại có trong khoai tây mọc mầm.

3. Cách bảo quản khoai tây

Sau khi mua hoặc thu hoạch khoai, bạn hãy dành vài phút để sàng lọc khoai. Hãy loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hoặc có bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ này cần được sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn các củ thông thường và có thể làm hỏng các củ khoai bình thường khác.

Nên cất khoai tây ở nơi khô, thoáng mát và tối (ví dụ dưới tầng hầm, gầm tủ bếp), tránh xa ánh sáng và độ ẩm, đây là những điều kiện có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc hư thối.

Nếu khoai tây bạn mua về không được đựng trong các túi lưới, bạn có thể cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi, và nên đặt một tờ báo giữa các lớp khoai tây. Sau đó đậy hộp bằng một tờ báo.

Trong thời gian bảo quản, nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bà nội trợ trong việc sử dụng cũng như bảo quản khoai tây đúng cách!

Biên tập bởi Nguyễn Dạ Thu Thảo • 05/08/2019

Nếu bạn lưu trữ khoai tây quá lâu chúng sẽ bắt đầu nảy mầm, một số người cho rằng khoai tây mọc mầm hoàn toàn có thể an toàn để ăn, chỉ cần bạn cắt bỏ mầm đó đi. Một số người khác lại cho rằng mầm khoai tây rất độc hại và dễ gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong.

Khoai tây là nguồn cung cấp solanine và chaconine tự nhiên, đây chính là hai hợp chất glycoalkaloid tự nhiên được tìm thấy ở một số loại thực phẩm khác như cà tím và cà chua. Với một lượng nhỏ, glycoalkaloids có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Các lợi ích này bao gồm đặc tính kháng sinh, tác dụng hạ đường huyết và hạ cholesterol. Tuy nhiên, với một hàm lượng cao, chúng có thể trở nên độc hại.

Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.

Ở liều tiêu thụ thấp, glycoalkaloid dư thừa thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảyđau bụng. Khi tiêu thụ với số lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn việc ăn khoai tây mọc mầm.

Khoai tây như thế nào là không ăn được

Khoai tây mọc mầm chứa hàm lượng glycoalkaloid cao gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng

Glycoalkaloids tập trung nhiều trong lá, hoa, mắt và mầm khoai tây. Ngoài việc nảy mầm, khoai tây bị dập nát, khoai tây có màu xanh cũng là dấu hiệu chúng có hàm lượng glycoalkaloid cao. Do đó, loại bỏ mầm, mắt, phần chuyển màu xanh hoặc các phần bị dập sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm độc từ việc ăn khoai tây.

Bên cạnh đó, cách thức bạn chế biến cũng có thể làm giảm hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây. Cụ thể, nếu bạn chiên thì lượng glycoalkaloid có thể giảm xuống. Tuy nhiên nếu bạn luộc, nướng hoặc dùng lò vi sóng thì không mang lại tác dụng kể trên. Tuy nhiên kết quả nêu trên vẫn đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định. Vì thế một số chuyên gia bảo vệ quan điểm của họ rằng để an toàn thì tốt nhất nên vứt bỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh hoặc khoai tây đã mọc mầm.


Một trong những cách tốt nhất để tránh ăn phải khoai tây nảy mầm là tránh dự trữ chúng và chỉ mua chúng khi bạn định nấu chúng thành các món ăn trong một vài ngày sắp tới.

Khoai tây như thế nào là không ăn được

Người dùng nên lựa chọn khoai tây không mọc mầm để sử dụng

Nếu bạn định dự trữ khoai tây thì đầu tiên là bạn nên chắc chắn bạn đã loại bỏ những củ khoai tây hỏng và những củ khoai tây bạn mang đi dự trữ được giữ hoàn toàn khô ráo (nước có thể kích thích sự nảy mầm của khoai tây). Sau đó hãy mang bảo quản các củ khoai tây này ở nơi hoàn toàn khô ráo và thoáng mát.

Một số nhà khoa học khuyên rằng bạn nên tránh bảo quản khoai tây cùng với hành tây, vì đặt hai loại này gần nhau có thể đẩy nhanh quá trình nảy mầm. Mặc dù, hiện tại chưa có nghiên cứu chính thức về hiện tượng nêu trên nhưng bạn có thể thử và quan sát kết quả thu được.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM: