Mỗi khí khổng được tạo thành từ bao nhiêu tế bào khí khổng? * a. 4 b. 1 c. 2 d. 3

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 11 có đáp án (2 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Sinh học 11 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học lớp 11.

Mỗi khí khổng được tạo thành từ bao nhiêu tế bào khí khổng? * a. 4 b. 1 c. 2 d. 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 1)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1 : Sơ đồ nào dưới đây minh họa đúng con đường truyền năng lượng ánh sáng giữa các sắc tố quang hợp?

a. Diệp lục b → carôtennôit → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng

b. Carôtennôit → diệp lục a → diệp lục b → diệp lục a ở trung tâm phản ứng

c. Carôtennôit → diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng

d. Diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a → carôtennôit ở trung tâm phản ứng

Câu 2 : Loại cây nào dưới đây là đại diện của thực vật CAM?

a. Cao lương

b. Thanh long

c. Cam

d. Mía

Câu 3 : Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu có chứa một enzim đặc biệt, giúp cho sự cộng sinh của chúng với cây trồng này, đó là

a. amilaza.

b. nitrôgenaza.

c. ôxigenaza

d. reductaza.

Câu 4 : Trong đất, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò gì?

a. Chuyển hóa trực tiếp nitơ phân tử thành nitrat

b. Chuyển hóa nitrat thành amôni

c. Chuyển hóa nitrit thành nitrat

d. Chuyển hóa amôni thành nitrat

Câu 5 : Loại ion khoáng nào dưới đây có vai trò trong hoạt động của mô phân sinh?

a. Bo

b. Niken

c. Clo

d. Mangan

Câu 6 : Nguyên tố nào dưới đây không phải là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với mọi cây trồng?

a. K

b. Na

c. Mo

d. Ni

Câu 7 : Mỗi khí khổng được tạo thành từ bao nhiêu tế bào khí khổng?

a. 4

b. 1

c. 2

d. 3

Câu 8 : Khi nói về mạch rây, điều nào dưới đây là đúng?

a. Được cấu tạo từ những tế bào sống là ống rây và tế bào kèm

b. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của cơ quan nguồn và cơ quan chứa

c. Vận chuyển saccarôzơ, axit amin, ion khoáng, hoocmôn thực vật…

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 9 : Để bảo quản hạt giống, người ta thường sấy thật khô. Điều này cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động hô hấp ở hạt?

a. Độ ẩm

b. Nhiệt độ

c. Ánh sáng

d. Độ pH

Câu 10 : Từ 1 phân tử glucôzơ trải qua quá trình phân giải hiếu khí sẽ tạo ra bao nhiêu ATP?

a. 32

b. 38

c. 34

d. 36

B. Tự luận

1. Phân biệt dòng mạch rây và dòng mạch gỗ. (1,5 điểm)

2. Trình bày ngắn gọn quá trình quang hợp ở thực vật C3. (3,5 điểm)

3. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết? (1 điểm)

A. Trắc nghiệm

Câu 1 : c. Carôtennôit → diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng

Câu 2 : b. Thanh long

Câu 3 : b. nitrôgenaza. (enzim này giúp phá vỡ ba liên kết cộng hóa trị bền vững trong nitơ phân tử để nitơ liên kết với hiđrô tạo thành amoniac)

Câu 4 : d. Chuyển hóa amôni thành nitrat

Câu 5 : a. Bo

Câu 6 : b. Na (chỉ thiết yếu đối với một số loại cây trồng)

Câu 7 : c. 2

Câu 8 : d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 9 : a. Độ ẩm (độ ẩm càng thấp, hô hấp ở hạt càng bị hạn chế nên không thể nảy mầm)

Câu 10 : b. 38 (2 ATP từ đường phân và 36 ATP từ hô hấp hiếu khí)

B. Tự luận

1. Phân biệt dòng mạch rây và dòng mạch gỗ:

(3 ý phân biệt, đúng mỗi ý được 0,5 điểm)

2. Quá trình quang hợp ở thực vật C3 trải qua hai pha, đó là pha sáng và pha tối.

A. Pha sáng:

- Diễn ra tại màng tilacôit của lục lạp trong điều kiện có ánh sáng (0,5 điểm)

- Tại pha sáng xảy ra quá trình quang phân li nước và sản phẩm tạo thành sau quá trình này là ATP, NADPH và O2(0,5 điểm)

B. Pha tối (cố định CO2):

- Diễn ra trong chất nền của lục lạp và cần đến nguồn năng lượng (ATP, NADPH) tạo ra từ pha sáng (0,5 điểm)

- Chu trình Canvin trong pha tối xảy ra theo 3 giai đoạn:

+ Cố định CO2 tạo thành sản phẩm đầu tiên là axit phôtphoglixêric (0,5 điểm)

+ Khử axit phôtphoglixêric thành alđêhit phôtphoglixêric (0,5 điểm)

+ Từ alđêhit phôtphoglixêric tái sinh chất nhận ban đầu là Ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat (0,5 điểm)

- Tại điểm kết thúc giai đoạn khử, có những phân tử alđêhit phôtphoglixêric tách ra khỏi chu trình để tổng hợp nên glucôzơ rồi từ glucôzơ tổng hợp nên tinh bột, saccarôzơ, lipit, axit amin trong quang hợp. (0,5 điểm)

3. Cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì tất cả các bộ phận của cây đều hô hấp xuyên ngày đêm, bao gồm cả rễ cây. Quá trình hô hấp cần đến ôxi và khi cây bị ngập úng, ôxi không khí không thể tiếp cận rễ cây, thân cây phía dưới nên sẽ gây ra hiện tượng hô hấp kị khí, sinh chất độc hại với rễ cây, làm hủy hoại tế bào lông hút, khiến quá trình

Mỗi khí khổng được tạo thành từ bao nhiêu tế bào khí khổng? * a. 4 b. 1 c. 2 d. 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi tra Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 2)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1 : Quang hợp quyết định khoảng

a. 70 – 85% năng suất cây trồng.

b. 40 – 55% năng suất cây trồng.

c. 90 – 95% năng suất cây trồng.

d. 70 – 90% năng suất cây trồng.

Câu 2 : Biện pháp nào dưới đây giúp tăng năng suất cây trồng?

a. Bón phân và tưới tiêu hợp lý

b. Tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng có hiệu suất và cường độ quang hợp cao

c. Áp dụng các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đúng kỹ thuật

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 3 : Loại ion khoáng nào dưới đây tham gia cấu thành nên phân tử diệp lục?

a. Fe

b. Zn

c. P

d. Mg

Câu 4 : Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp không bao gồm chất nào sau đây?

a. NADPH

b. ATP

c. C6H12O6

d. O2

Câu 5 : Bón thúc là kiểu bón phân

a. trước khi cây nảy mầm.

b. sau khi trồng cây.

c. trước khi trồng cây.

d. sau khi thu hoạch.

Câu 6 : Dưới tác động của vi khuẩn cố định nitơ thì nitơ phân tử sẽ được chuyển hóa thành dạng ion khoáng mà cây hấp thụ được, đó là

a. amôni.

b. nitrat.

c. nitrit.

d. sunfat.

Câu 7 : Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng ở cây trồng?

a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

b. Cl

c. Cu

d. Ca

Câu 8 : Vì sao thoát hơi nước qua mặt dưới của lá thường mạnh hơn so với mặt trên của lá?

a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

b. Vì mặt dưới của lá có nhiều mạch dẫn hơn so với mặt trên

c. Vì khí khổng thường phân bố chủ yếu ở mặt dưới của lá

d. Vì mặt dưới của lá có lớp cutin cực mỏng

Câu 9 : Mạch rây vận chuyển thành phần nào dưới đây?

a. Saccarôzơ

b. Axit amin

c. Ion khoáng

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 10 : Trên con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào rễ thì đi đến bộ phận nào, chúng buộc phải chuyển sang con đường tế bào chất?

a. Biểu bì

b. Nội bì

c. Vỏ

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Tự luận

1. Trình bày con đường hô hấp ở thực vật. (4 điểm)

2. Ở những cây có lá màu vàng hoặc đỏ (không phải do già úa) thì có chứa diệp lục a không? Vì sao? (2 điểm)

A. Trắc nghiệm

Câu 1 : c. 90 – 95% năng suất cây trồng.

Câu 2 : d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 3 : d. Mg

Câu 4 : c. C6H12O6

Câu 5 : b. sau khi trồng cây.

Câu 6 : a. amôni.

Câu 7 : d. Ca

Câu 8 : c. Vì khí khổng thường phân bố chủ yếu ở mặt dưới của lá

Câu 9 : d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 10 : b. Nội bì (có đai Caspari)

B. Tự luận

1. Hô hấp ở thực vật được phân chia làm 2 hình thức, đó là phân giải kị khí và phân giải hiếu khí.

A. Phân giải kị khí

- Phân giải kị khí ở thực vật có thể xảy ra khi rễ cây bị ngập úng hoặc khi hạt ngâm trong nước hoặc cây thiếu ôxi. (0,5 điểm)

- Phân giải kị khí bao gồm 2 giai đoạn, đó là đường phân và lên men. Trong đó, đường phân xảy ra ở tế bào chất và có bản chất là quá trình phân giải glucôzơ thành axit piruvic (mỗi phân tử glucôzơ qua đường phân tạo 2 axit piruvic, 2 ATP). Axit piruvic trải qua quá trình lên men sẽ tạo ra rượu êtilic kèm CO2 hoặc axit lactic (1 điểm)

B. Phân giải hiếu khí:

- Phân giải hiếu khí bao gồm 2 giai đoạn, đó là đường phân và hô hấp hiếu khí. (0,5 điểm)

- Hô hấp hiếu khí gồm hai giai đoạn, đó là chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron trong hô hấp. (0,5 điểm)

- Chu trình Crep diễn ra ở chất nền của ti thể và sử dụng nguồn nguyên liệu là axit piruvic (sản phẩm của đường phân), ôxi (lấy từ môi trường ngoài) và tại đây, nhờ một loạt các phản ứng chuyển hóa mà axit piruvic được ôxi hóa hoàn toàn. (0,5 điểm)

- Chuỗi chuyền êlectron diễn ra ở màng trong của ti thể. Tại đây, hiđrô được tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep sẽ được chuyển tiếp qua chuỗi chuyền êlectron. Kết quả là từ 2 phân tử axit piruvic được tạo ra qua đường phân, qua hô hấp hiếu khí sẽ giải phóng 6 CO2, 6 H2O và tích lũy được 36 ATP. (1 điểm)

2. Ở những cây có lá màu vàng hoặc đỏ (không phải do già úa) vẫn chứa diệp lục a bởi vì những thực vật này vẫn sống tự dưỡng (quang hợp) bình thường và trong các loại sắc tố quang hợp, chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng có trong các liên kết hóa học. Các sắc tố quang hợp còn lại chỉ có vai trò hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đó cho diệp lục a. (1,5 điểm)

Những loài thực vật nói trên có màu sắc như vậy là do lượng sắc tố carôtennôit chiếm tỉ lệ cao và lấn át màu của diệp lục, khiến cho lá của chúng có màu vàng hoặc đỏ. (0,5 điểm)